DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Toàn văn điểm mới Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

       Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018. Nghị định gồm 5 Chương với 73 điều quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

      Dưới đây mình sẽ tổng hợp những điểm mới của Nghị định 41/2018/NĐ-CP hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm được những quy định cụ thể những thay đổi sẽ hiện hành trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:

     1. Bổ sung quy định về phạm vi điều chỉnh

Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Hiện tại: Không có nội dung này

(Căn cứ: Khoản 2, Điều 1 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

     2. Bổ sung các đối tượng chịu sự điều chỉnh

- Với cá nhân, tổ chức, người nước ngoài miễn là có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thì sẽ áp dung chế tài theo quy định

Hiện tại: Đối với những chủ thể đó nhưng hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

    - Bổ sung thêm 02 đối tượng áp dụng Nghị định này, cụ thể:

+ Hộ kinh doanh, tổ hợp tác

+ Tổ chức (cơ quan nhà nước; tổ chức đơn vi sự nghiệp sử dụng và không sử dụng NSNN; Doanh nghiệp, chi nhánh, VPĐD của DNNN hoạt động tại VN; HTX, liên hiệp HTX; tổ chức, cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán; các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập tại VN).

Hiện tại: Không có những đối tượng này

(Căn cứ Khoản 2,3 Điều 2 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

    3. Giảm hình thức xử phạt hành chính, tăng hình thức xử phạt bổ sung.

- Hình phạt chính gồm: cảnh cáo và phạt tiền bỏ hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Hình phạt bổ sung được sửa đổi: Những quy định về hình phạt chính của quy định trước đây được chuyển thành hình phạt bổ sung nhưng được giảm nhẹ thời gian xử lý, cụ thể: tước quyền sử dụng GCN đăng ký hành nghề DV kế toán, kiểm toán từ 03-06 tháng; tước quyền sử dụng GCN đủ điều kiện kinh doang DV kế toán, kiểm toán từ 01-12 tháng; Đình chỉ tổ chức cập nhật kiến thức từ 01-03 tháng; tịch thu tang vật VPHC)

Hiện tại:

- Hình phạt chính có thêm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trong lĩnh vực kiểm toán độc lập

- Hình phạt bổ sung: chỉ có tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề kế toán từ 1 tháng đến 3 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán từ 1 tháng đến 3 tháng; Tịch thu chứng từ kế toán, sổ kế toán, tịch thu báo cáo tài chính

(Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

    * Đồng thời mức phạt tiền được gộp chung với cả 02 lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập và quy định thành một điều riêng. Trong đó:

- Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. => Tăng mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán 20 triệu đối với cá nhân và 40 triệu với tổ chức.

Hiện tại: xử phạt hành chính khác nhau với kế toán và kiểm toán độc lập. Trong đó Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 60.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kiểm toán độc lập đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 100.000.000 đồng.

    Nội dung điều luật còn đưa ra thẩm quyền áp dụng với cá nhân và tổ chức. quy định trước đây không có quy định về điều này.

(Căn cứ Khoản 1, 2, 4 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

    4. Gộp 02 lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập vào mục nội dung các biện pháp khắc phục hậu quả, thay vì ứng với mỗi lĩnh vực sẽ có biện pháp khắc phục khác nhau như quy định trước đây. Đồng thời bố sung 09 biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ các yếu tố

- Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán;

- Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;

- Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề;

- Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị;

- Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán;

- Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính;

- Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;

Hiện tại: chưa có những nội dung này

(Căn cứ Điều 5, Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

    5. Bổ sung hành vi vi phạm quy định chung về kế toán và Tăng mức phạt lên gấp 02 lần

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 do áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán; về đơn vị tiền tệ trong kế toán; về kỳ kế toán; chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.

Hiện tại: phạt 5.000.000 đến 10.000.000 do áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số; đơn vị tiền tệ hoặc kỳ kế toán

    Bổ sung thêm quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

Hiện tại: Không quy định

(Căn cứ tại Điều 7, Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

    6. Tăng mức phạt lên hơn 2,5 đến 05 lần và bổ sung các hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán. Cụ thể:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định; Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu; Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn; Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

Hiện tại: phạt tiền từ 500.000.000 đến 1.000.000 với các hành vi lập chứng từ không đầy đủ nội dung và tẩy xóa sửa chữa chứng từ.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

    7. Bổ sung thêm các hành vi sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000

- Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;

- Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;

- Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;

- Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Hiện tại: Không có quy định

(Căn cứ: Khoản 2, Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

   8. Sửa đổi, bổ sung các hành vi sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000

- Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

Hiện tại: Với các hành vi giả mạo, khai man, thỏa thuận ép buộc người khác giả mạo, khai man nhưng quy định chung cho việc có hay chưa truy cứu trách nhiệm hình sự.  

(Căn cứ Khoản 3, Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

    9. Bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

- Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ

- Buộc hủy các chứng từ kế toán khai man, giả mạo

- Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập

Hiện tại: chỉ quy định một biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải hủy các chứng từ kế toán đã lập trùng lặp cho một nghiệp vụ.

(Căn cứ Khoản 4, Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

    10. Tăng gấp 02 lần mức phạt tiền với các hành vi:

- Lập sổ kế toán không đầy đủ thông tin, thiếu chữ ký của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, không đánh số trang , dấu giáp lai,…

- Sổ kế toán không ghi bằng bút mực, ghi xen, ghi chồng, không gạch chéo trang không ghi, không cộng số liệu khi hết trang,…

- Không đóng thành sổ riêng cho từng kỳ, không chữ ký, giáp lai theo quy định

- Mẫu sổ không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.

Hiện tại: với những hành vi này chỉ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000

(Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 41/2018/2018)

    11. Sửa đổi, bổ sung thêm các hành vi sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 

- Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;

- Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.

Hiện tại: không quy định những hành vi này

(Căn cứ Khoản 2, Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

   12. Hành vi không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên máy vi tính đối với các loại sổ phải in theo quy định, hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ sẽ giảm mức phạt hành chính xuống còn ở mức 3.000.000 đồng đến 5.000.000

Hiện tại: hành vi này sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000

(Căn cứ: Khoản 3, Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

    13. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi:

- Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;

- Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS (bổ sung thêm so với quy định trước)

Hiện tại: có thêm các hành vi giả mạo sổ; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ; mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ chính thức tại đơn vị.

(Căn cứ Khoản 4, Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

    14. Bỏ hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm quy định về sổ kế toán

Hiện tại: có hình thức xử phạt bổ sung với hành vi này

(Căn cứ Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

   15. Bổ sung thêm 04 biện pháp khắc phục hậu quả

- Buộc bổ sung thêm các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán

- Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh

- Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp với thực tế trong truòng hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin

- Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả,..

Hiện tại: Không quy định những nội dung này mà chỉ có Buộc khôi phục lại sổ kế toán với các hành vi hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán.

(Căn cứ: Khoản 5, Điều 9, Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

    16. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đối với hành vi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận

Bỏ hành vi không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị

Hiện tại: có thêm hành vi không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị

(Căn cứ: Khoản 2, Điều 10 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

  •  8602
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…