DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Toà làm thay việc của Cơ quan Thi hành án

Em làm Xử lý nợ bên Ngân hàng, khi tham gia tố tụng tại một số Toà án tại Khu vực TP.HCM nảy sinh một vấn đề sau:

1 cá nhân thế chấp tài sản là bất động sản (nhà + đất) của riêng người này để vay vốn tại Ngân hàng. Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp được ký hợp pháp, hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật và của ngành Ngân hàng. Do không trả được nợ, Ngân hàng đã khởi kiện cá nhân này ra Toà án. Tại toà đôi bên thoả thuận hoà giải thành để toà án ra Quyết định Công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Tuy nhiên, thẩm phán lại hỏi bên phía bị đơn hiện nay trên tài sản thế chấp của anh này có những ai đang ở đó, anh này khai là có mẹ, vợ chồng người em trai đang ở chung. Lưu ý là những người này thực sự không hề có quyền gì đối với tài sản hiện đang thế chấp tại Ngân hàng. Vậy mà thẩm phán lại gửi giấy, yêu cầu bị đơn mang về triệu tập những người kia lên toà án để ghi nhận ý kiến của họ. Đại loại là nói những người này làm bản cam kết: "không có ý kiến gì đối với vụ việc hoà giải tại toà án, không thắc mắc khiếu nại gì, cam kết sẽ di dời trong trường hợp tài sản bị phát mãi, đề nghị toà án giải quyết theo quy định của pháp luật... "

Thấy kỳ kỳ, đại diện của Ngân hàng mới hỏi những người này đâu có vai trò, tư cách gì trong vụ án này, tại sao phải triệu tập họ. Nếu lỡ họ không lên thì sao, chẳng lẽ vụ việc đã hoà giải thành mà chỉ vì lý do này lại kéo dài thêm vài tháng nữa. Thẩm phán giải thích là: đã có trường hợp tương tự bị huỷ án. Lý do không xác minh những người ở trên tài sản khi tuyên án, nên khi thi hành án phát mãi tài sản họ không chịu di dời... thế là quay ngược lại xem xét bản án ở toà => huỷ án.

Bản thân em đã gặp thêm vài trường hợp tương tự ở các toà khác nhau, chẳng hạn như 1 cá nhân thế chấp tài sản là bất động sản là nhà + đất để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay của 1 công ty. Khi kiện công ty ra toà, toà làm xác minh gửi công an khu vực xem có những ai cư trú, tạm trú trên mảnh đất đó. Nếu có thèng nào, mời hết mấy thèng đó lên giải quyết, xin ý kiến... Mặc dù những người này về thực tế không có quyền gì đối với tài sản. Thậm chí có những người chỉ có tên trong hộ khẩu (nhập khẩu giùm) giờ đi đâu không biết, làm sao mà mời được họ lên giải quyết?

Hiện tượng này chỉ mới xảy ra khoảng vài tháng gần đây, nghe đâu là do BLTTDS mới có hiệu lực và có tập huấn của ngành Toà án. Khi em hỏi quy định ở đâu, có văn bản nào không cho em xem với... thì các bác í chỉ ậm ờ bảo rằng quy định, hướng dẫn của ngành, không phát tán được. Pó chíu.

Qua sự việc trên đây, bác nào có quy định cụ thể bằng văn bản xin được chỉ dạy cho em với. Và mong mọi người có ý kiến về vấn đề này.

Thực sự, khi tài sản thế chấp là 1 toà nhà chung cư, chẳng lẽ toà án đi từng căn hộ mời từng nhà đi dự toà? Chắc là không đủ chỗ chứa. Hoặc em đem tài sản thế chấp ngân hàng, nay em cho thằng này ở, mai em cho thằng khác ở, cho thằng nọ thuê... khai báo với công an khu vực đàng hoàng. Toà gọi không lên... chắc xử vào mắt...  

  •  4454
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…