DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tòa án quyết định như thế này liệu có đúng

Trong một vụ án chia di sản thừa kế do người cha để lại là 1/2  mảnh đất 80 m2 cho vợ và 9 nguời con. Các con đều đã có gia đình vơ riêng, ngôi nhà chỉ có bà vợ và 1 gia đình người con trai (4 nhân khẩu) ở cùng bố mẹ trước khi bố mất.

Khi bố còn sống gia đình người con ở một phần diện tích nhà khoảng 15 m2, ăn riêng, sau khi bố mất người con đã tự ý lấn chiếm, cơi nới và ngăn chia đôi diện tích sử dụng, để lại 1 mẹ già ở nửa phần diện tích còn lại.

Mâu thuẫn gia đình trầm trọng, bà mẹ đã khởi kiện chia thừa kế.

Tòa án thụ lý giải quyết nhưng phía bên gia đình người con trai không ai tham gia, 8 người con còn lại và mẹ đều đồng ý được nhận di sản bằng hiện vật và gộp lại thành tài sản chung để làm nơi sinh hoạt chung mỗi khi giỗ tết.

Tòa án xử: Cho người con được hưởng phần di sản bằng hiện vật và thanh toán phần tiền lại cho mẹ cùng 8 đồng thừa kế khác.

Toàn án xử như vậy có ổn không biết rằng:

  • Người con không có yêu cầu nhận bằng hiện vật, không tham gia tố tụng và không có bất cứ đề nghị nào?
  • Người con đã tự ý lần chiếm và chiếm đoạt phần diện tích này;
  • Có 8 trong số 8 đồng thừa kế là chưa có nhà ở;
  • Mẹ là người quản lý di sản từ khi tạo lập đến hiện giờ.

Cơ sở pháp lý nào để tòa án tuyên như vậy? khi mà các đồng thừa kế đều muốn nhận tài sản bằng hiện vật, trở thành tài sản chung và sử dụng vào mục đích chung cho việc giỗ tết.

Rất mong có sự đóng góp khách quan trên cơ sở pháp luật của các luật sư.

Trân trọng cảm ơn!

  •  4146
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…