DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tin vui: Sắp tới người chuyển tiền nhầm tài khoản sẽ được bảo vệ

Xem thêm:

>>> Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản


Là nội dung nổi bật tại dự thảo tại Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, tài khoản thanh toán bị phong toả một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:

a) Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện và có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật.

d) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

đ) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Theo đó, với nội dung của dự thảo thì lần này đề xuất cho phép nhà băng phong tỏa tài khoản người nhận nếu người chuyển tiền sai sót về số hiệu tài khoản, số tiền... nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tiền chuyển nhầm. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.

Đã không ít các trường hợp người được chuyển tiền nhầm không hợp tác để hoàn trả lại số tiền bị chuyển nhầm và ngân hàng cũng không được phép can thiệp vào tài khoản bị chuyển nhầm nhưng nếu quy định này được thực thi Ngân hàng sẽ được phép phong tỏa tài khoản mà không nhất thiết cần sự đồng ý của chủ tài khoản

Việc chấm dứt phong toả tài khoản thanh toán được thực hiện:

- Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

- Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Khi có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán không gian lận hoặc vi phạm pháp luật;

- Đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền quy định tại điểm d khoản 1 Điều này hoặc các tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

- Khi có yêu cầu của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc các tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

 Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nghị định này thay thế cho Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP và bãi bỏ Điều 3 của Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem chi tiết dự thảo TẠI ĐÂY

  •  10742
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…