DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thực hư chuyện “bỏ quy định điều kiện sức khỏe đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.

điều kiện an toàn thực phẩm

Trong Nghị định trên hoàn toàn không đề cập đến yêu cầu về điều kiện sức khỏe đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều kiện mà trước đó được quy định rất cụ thể tại Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BYT như sau:

“Điều 3. Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm

….

2. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) và phải có kết quả cấy phân âm tính; việc khám sức khoẻ, xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.

…”

Trong Nghị định trên cũng không quy định việc bãi bỏ Điều khoản cụ thể nào hay bãi bỏ toàn bộ Thông tư 15/2012/TT-BYT. Vậy câu hỏi đặt ra là những người muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau ngày 01/7/2016 có cần phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BYT nữa hay không???

Theo quan điểm cá nhân tôi cho là KHÔNG vì một số lý do sau đây:

1. Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, STT: 203 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014 (LĐT) => Thuộc phạm vi điều chỉnh của LĐT

Khoản 3 Điều 7 LĐT có quy định:

 “3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.”  => Bộ Y tế không còn thẩm quyền ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh nữa.

Đồng thời, cũng tại Luật này Khoản 3 Điều 74 quy định như sau:

 “3. Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trái với quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.”

==> Thông tư 15/2012/TT-BYT phải hết hiệu lực thi hành.

2. Ngay tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 67/2016/NĐ-CP cũng đã nêu rõ

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Nghị định này được sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

Quy định trên đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân chỉ cần đáp ứng quy định tại Nghị này thì đương nhiên có quyền sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục nào khác (xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện sức khỏe v.v…), còn sau khi đi vào hoạt động thì phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm

==> Phù hợp với tinh thần cắt giảm giấy phép con.

Quan điểm ngược lại cho rằng:

Điều 3 Nghị định 67/2016/NĐ-CP chỉ quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh còn muốn đi vào thực hiện kinh doanh thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

==> Bắt buộc trong thời gian tới Chính phủ phải ban hành Nghị định quy định về điều kiện an toàn thực phẩm thay thế Thông tư 15/2012/TT-BYT (vì Thông tư này hết hiệu lực theo lập luận phía trên) 

Như vậy thì đây là cắt giảm, bãi bỏ “Giấy phép con” hay nâng giấy phép con lên thành “Giấy phép mẹ”???

  •  4561
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…