Chào bạn ntdieu !
Tôi mong bạn đừng hiểu lầm ý tôi !
Thực tế khi tham gia diễn đàn này, nhiều bài viết của bạn đã giúp ích tôi rất nhiều trong công việc.
Tuy nhiên, như bạn nói :Nói cho rõ hơn : Tôi không có ý định tranh luận với bất cứ ai về việc "luật hết hiệu lực thì nghị định hướng dẫn còn hiệu lực hay không". Ai muốn hiểu theo cách nào là tùy ý muốn của người đó.
Do mỗi người hiểu một cách nên khi bạn nêu cách hiểu thứ nhất thì tôi nêu cách hiểu thứ hai (theo cảm nhận mang tính cá nhân, tôi ủng hộ cách hiểu này).
Nếu tôi không nêu ý kiến có thể làm cho một số bạn nghĩ là các cơ quan quản lý lao động địa phương đã hiểu sai nên :Nhờ thông tin của anh em sẽ đi cãi với mấy "ông Sở ngành".
Thực tế khó mà cãi được vì :
- Điều 81 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chứng tỏ Nghị định, thông tư cũ chưa bị hết hiệu lực, bị thay thế. Tuy nhiên, nói khách quan thì nó chỉ có hiệu lực đối với luật lao động cũ đã hết hiệu lực.
-Chưa có văn bản nào cho phép sử dụng thông tư, nghị định hướng dẫn cho luật cũ được áp dụng cho luật lao động mới.
- Những gì luật không cấm thì người dân được phép làm;mấy "ông Sở ngành" là công chức, họ chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép, nên họ không thể "linh động" như chúng ta được.
Nếu họ hiểu và làm như bạn ntdieu thì nếu cấp trên không thích nên hỏi : văn bản nào cho phép? thì khó trả lời.
Nếu trả lời như bạn ntdieu thì cũng chưa "chắc ăn" vì còn đang tranh luận mà, nên rất rũi ro cho công chức thực hiện. Tốt nhất, đúng ra là an toàn nhất là chờ hướng dẫn vì "chạy" một suất vô công chức "nghe nói" tốn từ 50 đến 100 triệu.
bạn ntdieu viết :
"Một ví dụ của việc theo văn bản hướng dẫn cũ là về số ngày báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH thì "số ngày báo trước là ngày làm việc", điều khoản này vẫn chưa bị thay thế
"
Việc áp dụng theo văn bản cũ như trường hợp này thì đã có quy định trong luật lao động mới. Ý của quy định này là những quy đinh có lợi hơn nhưng khác với luật lao đông mới thì áp dụng theo quy định đó.
Điều 240. Hiệu lực của Bộ luật lao động
2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành:
a) Các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, những thoả thuận hợp pháp khác đã giao kết và những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện; những thoả thuận không phù hợp với quy định của Bộ luật phải được sửa đổi, bổ sung;
Trân trọng !
tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn