DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

THỪA PHÁT LẠI là gì?

Hôm nọ, mình ngồi chơi 8 chuyện với mấy đứa bạn, không nhớ rõ nguồn gốc từ đâu, trong buổi 8 chuyện có nhắc đến từ “thừa phát lại”, một người bạn hỏi mình: “Ủa, thừa phát lại là sao? Là Nhà nước trả tiền  cho mình bị thừa rồi phát lại á hả?” @@ Nghe vậy, mình cũng tròn xoe đôi mắt và chỉ biết cười. 

Thực tế, không chỉ những bạn không học Luật mà cả các bạn học Luật, nhiều bạn không rõ về chế định THỪA PHÁT LẠI này. Bởi trên giảng đường thầy cô chẳng bao giờ giảng thừa phát lại là gì, mình biết vấn đề này cũng chỉ thông qua việc tự tìm hiểu và học hỏi từ nhiều người.

Nay mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu thế nào là THỪA PHÁT LẠI

Thừa phát lại là gì?

Chú thích:

Tống đạt giấy tờ là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định pháp luật.

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định.

Hoạt động của thừa phát lại là một hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013.

Công việc của thừa phát lại bao gồm những gì?

- Thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự.

- Lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử hay các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Như vậy, việc thi hành án dân sự hiện nay thường phải thông qua thừa phát lại

Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại

Chi phí này được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.

Trong đó, bao gồm chi phí lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử hay các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, chi phí thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án và Cơ quan thi hành án và các chi phí phát sinh khác…

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Không có tiền án.

- Có bằng cử nhân luật.

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.

- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP)

Đó là một số kiến thức cần thiết cho các bạn khi tìm hiểu về THỪA PHÁT LẠI, mấy bạn thành viên Dân Luật có kinh nghiệm thực tế về THỪA PHÁT LẠI thì share cho mình với nhe. Thanks các bạn nhiều nhiều.

  •  20679
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…