DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục yêu cầu giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự

Hội nghị trực tuyến về công tác giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của ngành kiểm sát sẽ diễn ra vào ngày 14/9/2016 tới. Tại buổi hội nghị này, trước hết sẽ báo cáo tình hình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường sau sẽ thảo luận về nội dung Dự thảo Hướng dẫn quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường trong tố tụng dân sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.

Thủ tục yêu cầu giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự

Xin điểm sơ qua các nội dung chính của Dự thảo Hướng dẫn quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường trong tố tụng dân sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát cho các bạn như sau:

Giai đoạn 1: Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường

Đầu tiên là giải quyết tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Bước 1: Thẩm định hồ sơ yêu cầu bồi thường và thụ lý đơn yêu cầu bồi thường.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm:

- Đơn yêu cầu bồi thường. (mẫu số 01a, 01b ban hành kèm Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT)

- Quyết định đình chỉ bị can hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật làm cơ sở để xác định thuộc trường hợp được bồi thường.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ 1 trong các giấy tờ tùy thân của người bị thiệt hại. Nếu người bị thiệt hại không trực tiếp gửi đơn mà thông qua người đại diện hợp pháp thì phải có thêm Giấy ủy quyền và Giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền.

Nếu người bị thiệt hại đã chết mà nhân thân của họ gửi đơn yêu cầu bồi thường thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ như hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, CMND hoặc thẻ căn cước công dân…

- Tài liệu, hóa đơn chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp lý yêu cầu bồi thường.

Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Lưu ý: Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 02 năm kể từ ngày có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Bước 2: Cử người đại diện thực hiện giải quyết bồi thường

Bước 3: Xác minh thiệt hại

Thời hạn xác minh: 05 ngày làm việc

Các nội dung xác minh như thiệt hại về tài sản, thu nhập thực tế, sức khỏe…trường hợp cần thiết có thể tổ chức giám định tài sản, sức khỏe…

Bước 4: Thương lượng bồi thường

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh phải tổ chức thương lượng.

Thời hạn thương lượng: 30 ngày kể từ ngày kết thúc xác minh, nếu có tình tiết phức tạp có thể kéo dài không quá 45 ngày.

Thành phần tham gia thương lượng: Người đại diện của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại, trường hợp cần thiết có thể mời người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.

Địa điểm: Trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường hoặc UBND xã, phường nơi người bị thiệt hại cư trú, làm việc hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Nội dung thương lương: Xem xét các khoản yêu cầu bồi thường, các khoản như chi phí thuê bào chữa, chi phí tàu xe đi lại, in ấn tài liệu, gởi đơn khiếu nại…là do Nhà nước quy định.

Phương pháp thương lượng: mềm dẻo theo quy định pháp luật, tránh gây căng thẳng, bức xúc.

Bước 5: Ban hành Quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của Quyết định giải quyết bồi thường

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lương phải hoàn thành dự thảo Quyết định giải quyết bồi thường.

Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc thương lượng, phải ra Quyết định giải quyết bồi thường kể cả trường hợp thương lượng không thành.

Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Tòa.

Bước 6: Giao Quyết định giải quyết bồi thường

Trường hợp thương lượng không thành, người bị thiệt hại không đồng ý với Quyết định giải quyết bồi thường thì đương sự khởi kiện ra Tòa cấp huyện nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, làm việc.

Thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại tại Tòa thực hiện theo pháp luật tố tụng dân sự.

Giai đoạn 2: Thủ tục đề nghị cấp kinh phí bồi thường

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường

Thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị đến VKS cấp trên.

Bước 2: Xem xét trách nhiệm hoàn trả

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ yêu cầu bồi thường

Bước 4: Gửi hồ sơ đề nghị cấp kinh phí đến VKSND tối cao

Giai đoạn 3: Thủ tục chi trả tiền bồi thường

Sau khi nhận được kinh phí được cấp, chậm nhất trong hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chi trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người này theo hình thức bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Giai đoạn 4: Thủ tục khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại

Thời hạn yêu cầu: 03 tháng kể từ ngày Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản.

Hình thức khôi phục danh dự: Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai và đăng trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương trong 03 số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại.

Các bạn có thể xem chi tiết Hướng dẫn quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường trong tố tụng dân sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát tại file đính kèm.

  •  6480
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…