DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục khởi kiện ra Tòa án để chia thừa kế như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp thừa kế là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Do đó, người có quyền hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế mà người mất để lại.

Tại Điều 35 về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Nếu trường hợp không có đương sự ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

+ Đơn khởi kiện

+ Giấy tờ nhân thân và chứng minh quyền thừa kế như: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, …..

+ Giấy chứng tử của người mất

+ Các giấy tờ chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; các giấy tờ theo Điều 100 Luật đất đai 2013.

+ Các giấy tờ khác có liên quan.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án và Tòa án tiến hành thụ lý.

Thời hạn giải quyết từ 4 tháng đến 6 tháng.

Tuy nhiên, cần lưu ý: Theo quy định Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản. Hết thời hiệu này, bạn sẽ không còn quyền khời kiện chia di sản nữa.

 

  •  668
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…