DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội sang chỗ làm mới

Sổ bảo hiểm là gì?

Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì mỗi người chỉ được sử dụng một sổ bảo hiểm. Do đó, khi làm việc ở công ty mới và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn phải tham gia tiếp tục vào số sổ cũ của mình. Trong trường hợp này, khi bạn vẫn chưa nhận lại được sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ thì trước hết bạn có thể cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội cho công ty mới để tham gia tiếp bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 và khoản 5, Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động đã chấm dứt hợp đồng. Do đó, khi người lao động muốn chuyển công ty thì nên thông báo trước 30 ngày cho người sử dụng lao động để chuẩn bị hồ sơ chuyển sổ bảo hiểm sang công ty mới;

1. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm sang công ty mới.

Căn cứ: Công văn 1734/BHXH-QLT và Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Theo đó bên công ty cũ bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục báo giảm lao động:

Hồ sơ gồm có:

- Bản sao Hợp đồng lao động giữa công ty với người lao động được báo giảm;

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS);

- Bản sao quyết định cho nghỉ việc, chuyển công tác,…;

Cách thức nộp hồ sơ: Người sử dụng lao động có thể nộp trực tiếp tại phòng/ban của cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình đặt trụ sở, chuyển phát nhanh hồ sơ;

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thông báo kết quả báo giảm lao động đến cho người sử dụng lao đọng để tiến hành chốt sổ cho người lao động.

Bước 2: Thực hiện chốt sổ bảo hiểm cho người lao động:

Hồ sơ bao gồm:

- Sổ bảo hiểm của người chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (TK1-TS);

Cách thức nộp hồ sơ: Người sử dụng lao động có thể nộp trực tiếp tại phòng/ban của cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình đặt trụ sở hoặc chuyển phát nhanh hồ sơ;

Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan sẽ thực hiện việc chốt sổ và trả lại sổ cho công ty để chuyển đến tay người lao động.

2. Thủ tục đăng ký sổ bảo hiểm tại công ty mới.

Khi bạn chuyển công việc qua công ty mới sau khi đã hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm tại công ty cũ thì công ty mới có nghĩa vụ đăng kí tiếp nhận sổ và tiếp tục đóng bảo hiểm cho bạn, theo thủ tục sau:

Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (TK3-TS);

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS);

Cách thức nộp hồ sơ: người sử dụng lao động nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình đặt trụ sợ và nhận lịch hẹn lên nhận kết quả; 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

Vậy, khi người lao động chấm dứt hợp động lao động tại một công ty thì công ty đó có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì mỗi người sẽ chỉ được sử dụng một sổ bảo hiểm duy nhất nên việc bảo quản sổ từ công ty này qua công ty khác là việc hết sức cần thiết để trách thiệt hại cho bản thân sau này;

Sổ bảo hiểm là gì?

Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì mỗi người chỉ được sử dụng một sổ bảo hiểm. Do đó, khi làm việc ở công ty mới và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn phải tham gia tiếp tục vào số sổ cũ của mình. Trong trường hợp này, khi bạn vẫn chưa nhận lại được sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ thì trước hết bạn có thể cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội cho công ty mới để tham gia tiếp bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật lao động và khoản 5, Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động đã chấm dứt hợp đồng. Do đó, khi người lao động muốn chuyển công ty thì nên thông báo trước 30 ngày cho người sử dụng lao động để chuẩn bị hồ sơ chuyển sổ bảo hiểm sang công ty mới;

1. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm sang công ty khác.

Căn cứ: Công văn 1734/BHXH-QLT và Quyết định số 595/QĐ-BHXH, quyết định 888/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Theo đó bên công ty cũ bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục báo giảm lao động:

Hồ sơ gồm có:

- Bản sao Hợp đồng lao động giữa công ty với người lao động được báo giảm;

Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS;

- Bản sao quyết định cho nghỉ việc, chuyển công tác,…;

Cách thức nộp hồ sơ: Người sử dụng lao động có thể nộp trực tiếp tại phòng/ban của cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình đặt trụ sở, chuyển phát nhanh hồ sơ;

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thông báo kết quả báo giảm lao động đến cho người sử dụng lao đọng để tiến hành chốt sổ cho người lao động.

Bước 2: Thực hiện chốt sổ bảo hiểm cho người lao động:

Hồ sơ bao gồm:

- Sổ bảo hiểm của người chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (TK1-TS);

Cách thức nộp hồ sơ: Người sử dụng lao động có thể nộp trực tiếp tại phòng/ban của cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình đặt trụ sở hoặc chuyển phát nhanh hồ sơ;

Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan sẽ thực hiện việc chốt sổ và trả lại sổ cho công ty để chuyển đến tay người lao động.

2. Thủ tục đăng ký sổ bảo hiểm tại công ty mới.

Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (TK3-TS);

Sổ BHXH (mẫu sổ cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH (mẫu sổ mới), các tờ rời sổ (nếu có);

Cách thức nộp hồ sơ: người sử dụng lao động nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình đặt trụ sợ và nhận lịch hẹn lên nhận kết quả; 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

Vậy, khi người lao động chấm dứt hợp động lao động tại một công ty thì công ty đó có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì mỗi người sẽ chỉ được sử dụng một sổ bảo hiểm duy nhất nên việc bảo quản sổ từ công ty này qua công ty khác là việc hết sức cần thiết để trách thiệt hại cho bản thân sau này;

 

  •  43240
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…