DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thống trị ngành tư pháp tại quảng ninh, liên minh giữa quyền lực và thủ đoạn giang hồ

Những thế lực thống trị hoạt động công chứng tại tỉnh Quảng Ninh sự liên minh giữa quan chức và giới làm ăn cùng những thủ đoạn giang hồ.

 (Về những vi phạm nghiêm trọng của Lãnh đạo Sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh, đứng đầu là giám đốc Phạm Thanh Phong)

                   Kính gửi:  - Thanh tra Bộ tư pháp;

   - Thanh tra tỉnh Quảng Ninh;

   - Cơ quan báo chí;

   - Toàn thể thành viên diễn đàn Dân Luật.

             Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đặc biệt là các diễn đàn luật học gần đây có rất nhiều luồng ý kiến phản ảnh về tư cách đạo đức cũng như năng lực chuyên môn của Giám đốc sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh - ông Phạm Thanh Phong. Trên cương vị là bạn đọc cũng như một cán bộ đang công tác trong lĩnh vực pháp luật tỉnh Quảng Ninh tôi xin đưa ra một số ý kiến cá nhân để độc giả hiểu rõ về chân dung của vị “Giám đốc ngồi trên pháp luật” này.

            Như quý độc giả đã biết, Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế phát triển bậc nhất vùng Đông Bắc, đặc biệt trong lĩnh vực Du lịch và Công nghiệp nặng khai khoáng, lại là tỉnh biên giới giáp gianh với với Trung Quốc. Với những ưu thế về mặt địa lý thuận lợi mà các tỉnh khác không có khiến cho Quảng Ninh phát triển về mọi mặt. Đồng nghĩa với sự phát triển đó khiến cho các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn như giao thương với người nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa, tạm nhập tái xuất, dịch vụ lữ hành, du lịch, khai thác khoáng sản và các hoạt động dân sự khác như mua bán, tặng cho, thế chấp, hợp đồng…

            Năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng đó là Luật Công chứng có hiệu lực và bắt đầu thực thi, cho phép cá nhân được thành lập và hoạt động văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, tỉnh Quảng Ninh cũng không phải là ngoại lệ, nắm băt được cơ hội và thời thế, để thỏa mãn nhu cầu chính đáng của người dân. Các văn phòng công chứng ở Quảng Ninh được thành lập với số lượng tương đối đông. Thế nhưng…

            Bên cạnh những những dịch vụ công đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân và xã hội thì lại có một số cá nhân lợi dụng “Chức vụ và quyền hạn” của mình trong ngành tư pháp để trục lợi cá nhân, ngang nhiên lộng hành trong suốt quãng thời gian gần đây trên toàn địa bàn tỉnh. Những cá nhân này đã xây dựng “Chế độ quyền lực” thể hiện bằng cách gây bè kết đảng, nâng đỡ những người kém về năng lực chuyên môn nhưng lại “gần gũi” về quan hệ. Mặc khác, họ luôn áp bức, chèn ép, khống chế các cán bộ dưới quyền không phục tùng mọi vấn đề theo “chính sách” của họ.

Bản thân ông Phạm Thanh Phong - Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh là một trong những đối tượng tiêu biểu, đã được báo chí nêu rất nhiều về những vi phạm của ông này về những hành vi “trù dập” cán bộ cấp dưới, chia rẽ nội bộ, gây ra bất bình trong đời sống cán bộ công chức. Đặc biệt chỉ với những góp ý phê bình của bà Vũ Thị Hương - Chánh thanh tra Sở Tư pháp mà ông Phong đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, xâm phạm bí mật đời tư của bà.

Đối với hoạt động công chứng trong tỉnh, nhóm này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước, thực hiện những hành vi, ra các quyết định trái pháp luật, thực hiện mưu đồ của một số cá nhân, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Những việc làm đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tổ chức hành nghề công chứng và nhu cầu chính đáng của nhân dân, dẫn đến kìm hãm sự phát triển xã hội. Điều đặc biệt nguy hiểm hơn nữa là họ câu kết với các thế lực ngầm “xã hội” để xây dựng một hệ thống từ trong ra ngoài, dùng chính những thủ đoạn giang hồ để gây sức ép. Đây có thể nói là những mảng tối trong ngành tư pháp tỉnh Quảng Ninh, điều đó thể hiện như sau:

            Đối với hoạt động cấp phép, quản lý các văn phòng công chứng tại tỉnh Quảng Ninh luôn nảy sinh những diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều điều khuất tất, gian lận, thể hiện lộ trình phát triển nghề công chứng không suôn sẻ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế, xã hội. Gây ách tắc trong hoạt động công chứng, không đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển.

Thể hiện rõ nét nhất về “Chế độ quyền lực” này, lãnh đạo Sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tay, đứng đằng sau cho những kẻ đòi “ăn chia cổ phần”, họ đã lợi dụng quyền hạn của mình, liên minh với những thế lực khác áp đặt, khống chế buộc các công chứng viên, trưởng Văn phòng công chứng Mạo Khê phải chia lợi nhuận lên tới 50% doanh thu của văn phòng, nếu không đáp ứng được yêu cầu đó thì việc triển khai hoạt động của văn phòng công chứng cực kỳ khó khăn hoặc là không thể tồn tại được.

Không dừng lại ở đó, những nhóm người do lãnh đạo Sở tư pháp bảo trợ còn đưa ra những yêu sách bất hợp lý như: Quy định về cơ cấu tổ chức nhân sự của văn phòng công chứng, đưa ra quy chế, điều lệ hoạt động theo kiểu “ép buộc” của cá nhân, làm việc theo ý kiến chỉ đạo cá nhân…

Trường hợp mà văn phòng này không chấp thuận theo sự khống chế đó thì sẽ bị khủng bố về tinh thần, bị những người liên quan kiện cáo, đòi phạt tiền với lý do không trả tiền thuê nhà.

Điển hình gần đây nhất như dư luận báo chí đã phản ảnh đó là hành vi thu hồi giấy phép hoạt động của Văn phòng Công chứng Mạo Khê.

Văn phòng Công chứng Mạo Khê được thành lập và hoạt động theo Quyết định số: 1486 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh và Giấy đăng ký hoạt động số: 09 ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh

Quá trình hoạt động, những cán bộ tư pháp huyện Đông Triều và cán bộ chính quyền địa phương đã đến gặp và yêu cầu ăn chia “Cổ phần” ở mức 50/50; đòi hỏi được soạn thảo điều lệ, quy chế hoạt động (là các văn bản mang tính pháp lý nội bộ cao nhất); đòi được sắp xếp nhân sự, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các công chứng viên và tổ chức công chứng. Khi các công chứng viên không đồng ý làm theo ý đồ của họ thì nhóm này sử dụng sức mạnh của thế lực xã hội ngoài cản trở công việc hoạt động thậm chí đỉnh điểm của bức xúc là đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của cá nhân công chứng viên và sự hoạt động bình thường của Văn phòng công chứng Mạo Khê. Sau khi UBND tỉnh có Quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp không chuyển quyết định cho người sáng lập mà thông qua nhóm người này. Việc nộp đơn đề nghị cấp phép cũng do nhóm người này trực tiếp nộp và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nên họ giữ lại để thống nhất việc ăn chia cổ phần. Do bị giữ giấy tờ nên việc đăng ký mã số thuế chậm 17 ngày và Cục thuế Quảng Ninh đã có văn bản vi phạm đối với VPCC Mạo Khê, nguyên nhân là do hành vi của nhóm cán bộ huyện này gây ra.

Và đặc biệt tất cả các hành vi của nhóm người trên trên đều được sự bảo trợ của ông Nguyễn Thanh Phong – Giám đốc sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh.

Cách giải quyết việc công của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh như nêu trên thể hiện đó là “Nghe thì sống, chống thì chết”, điển hình là những sai phạm nghiệm trọng trong quá trình đăng ký cấp phép hoạt động hành nghề công chứng của Văn phòng công chứng Quảng Ninh tại thành phố Cẩm Phả, như báo Dân trí đã đưa tin ngày 06/08/2013, Sở tư pháp đã hợp pháp hóa hồ sơ, thủ tục sai phạm, chấm điểm đề án hoạt động cao hơn thực tế trong cuộc “chạy đua” thành lập Văn phòng Công chứng, kết quả là Văn phòng công chứng Quảng Ninh vẫn ngang nhiên tồn tại và hoạt động, thách thức dư luận và các cơ quan chức năng. Theo như các thông tin này thì hành vi gian dối khi làm hồ sơ và việc làm sai lệch hồ sơ có lẽ đã là dấu hiệu của quan hệ pháp luật hình sự rồi?

Những điều phản ảnh trên hoàn toàn không mang hình thức bôi nhọ hay làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh, mà xuất phát từ nỗi bức xúc khi phải đối mặt với thực tế đã tồn tại trong thời gian qua của các tổ chức hành nghề công chứng Quảng Ninh. Tất nhiên những sai phạm trên chưa có một quyết định xử lý nào rõ ràng từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền cao hơn, nhưng thực tế rõ ràng là có những tổ chức hành nghề công chứng tại Quảng Ninh hiện nay vẫn đang “đóng cửa” tạm thời hoặc bị treo nhiều năm nay.

Điều này xuất phát từ nguyên nhân nào?

            Vừa quan hàng loạt trang báo xã hội đã đưa tin phản ánh về tư cách đạo đức cũng như năng lực chuyên môn thực sự của ông Nguyễn Thanh Phong điển hình như:

            - Báo Lao Động có đăng số Số 134, Thứ sáu 14/06/2013 về Giám đốc sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh dùng bằng giả.

            - Hay báo Dân trí ngày 06/8/2013 có đăng bài “Giám đốc sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh bị sờ gáy”

            Kính thưa quý lãnh đạo:

            Theo như thông tin mà chúng tôi nắm được thì Giám đốc sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh chưa hề tốt nghiệp hết cấp 3, mặc dù có tấm bằng bổ túc văn hóa nhưng ông không hề đi học và không hề có học bạ kèm theo (Ông Phong không chứng minh được quá trình đi học và trình bày là bị mất học bạ). Một người mà không có trình độ cấp 3 tại sao lại leo lên đến được chức Giám đốc Sở tư pháp? Đây có lẽ là một câu hỏi bỏ ngỏ mà có lẽ các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc?

            Chính vì thế, với cương vị là một độc giả kính mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền, báo chí và dư luận vào cuộc đề nghị làm rõ những khuất tất sau:

1. Có hay không hành vi câu kết, bao che để “thôn tính” các tổ chức hành nghề công chức nhằm mục đích thu lợi bất chính.

2. Đề nghị làm rõ hành vi “Trù dập” cán bộ cấp dưới như bà Vũ Thị Thu Hương đã tố cáo với báo Dân trí và cơ quan chức năng.

3. Đề nghị làm rõ hơn nữa về hành vi sử dụng bằng giả của Giám đốc sở tư pháp tỉnh Quảng Ninh ông Nguyễn Thanh Phong.

Sau khi có kết quả xác minh thì cần có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn!

  •  5665
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…