DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO CÁC BẠN HỌC SINH LỚP 12

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng đang đến gần…

Nhiều bạn học sinh vẫn còn mơ hồ về quy chế thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2015.

Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và đính kèm bảng điểm chuẩn các trường Đại học, Cao đẳng năm 2014 để các bạn tiện theo dõi và có sự lựa chọn đúng đắn cho kỳ thi sắp tới của mình nhé.

 

1. Về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia:

- Môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ gồm 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong 5 môn: Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học.

Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được Giám đốc sở GDĐT xem xét, quyết định cho phép thí sinh chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.

- Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) được tính như sau:

ĐXTN = { [ (Tổng điểm 4 bài thi + Tổng điểm khuyến khích nếu có) / 4 ] + Điểm trung bình cả năm lớp 12 } + Điểm ưu tiên nếu có.

Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.

Đồng thời, không còn quy định về việc xếp loại tốt nghiệp.

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia ngoài việc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT còn nhằm cung cấp dữu liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

(Căn cứ Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT)

 

2. Về tuyển sinh ĐH, CĐ

- Tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ theo 2 phương thức sau: sử dụng kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển hoặc tuyển sinh riêng.

Các trường ĐH, CĐ theo phương thức tuyển sinh nào sẽ phải tuân thủ theo quy định của từng phương thức đó.

Đối với các trường sử dụng kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển thì phải tuân thủ theo các quy định sau:

      + Duy trì tổ hợp các môn thi (khối thi) trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 và các năm trước để xét tuyển. Nếu có thay đổi các khối thi truyền thống, các trường phải báo cáo với Bộ Giáo dục và thông báo công khai ít nhất 03 năm trước khi áp dụng.

      + Những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống để xét tuyển cho một ngành hoặc nhóm ngành cần dành ít nhất 75% chỉ tiêu của ngành hoặc nhóm ngành đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống.

       + Việc thêm các tổ hợp môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc: Sử dụng kết quả của ít nhất 3 môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán và Ngữ văn để xét tuyển; các môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 môn thi để xét tuyển cho một ngành;  đối với trường, ngành năng khiếu, sử dụng kết quả thi của ít nhất một môn văn hoá kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển.

Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển. Các trường còn lại vẫn tính thang điểm 10 cho từng môn như trước đây.

Đối với các trường ĐH, CĐ xét tuyển riêng:

Kết quả thi tuyển của trường ĐH, CĐ theo phương thức xét tuyển riêng chỉ dùng tại trường hoặc nhóm trường đó, không có giá trị xét tuyển cho trường hoặc nhóm trường khác.

- Mở rộng đối tượng được ưu tiên hơn đối với đối tượng ưu tiên 1:

Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 được quy định tại Quyết định 447/QĐ-UBDT năm 2013; Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 – 2015 được quy định tại Quyết định 539/QĐ-TTg năm 2013; Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 được quy định tại Quyết định 2405/QĐ-TTg năm 2013 và Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2014.

- Sửa đổi  một số quy định cảnh cáo hay kỷ luật cao hơn đối với Hiệu trưởng hay Chủ tịch HĐTS và những người khác liên quan vi phạm một trong các lỗi:

     + Ban hành các quyết định liên quan đến công tác tuyển sinh trái với các quy định của Quy chế này.

     + Xác định điểm trúng tuyển thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định.

     + Tuyển sinh những ngành chưa có quyết định mở ngành; tuyển sinh không đúng với nguyện vọng đã đăng ký của thí sinh.

      + Xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu.

      + Tổ chức tuyển sinh không đúng với các quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã công bố.

 

3. Bảng điểm chuẩn kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014

 Vì nội dung khá nhiều nên mình sẽ up các file đính kèm theo bài viết này theo 3 cụm thi: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam để các bạn tiện theo dõi.

 

Phần đính kèm điểm chuẩn các truờng mình sẽ cập nhật sau.

 

 

  •  4136
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…