DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời trang nơi công cộng

<!--[if gte mso 9]> Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--"/> <m:smallFrac m:val="off"/> <m:dispDef/> <m:lMargin m:val="0"/> <m:rMargin m:val="0"/> <m:defJc m:val="centerGroup"/> <m:wrapIndent m:val="1440"/> <m:intLim m:val="subSup"/> <m:naryLim m:val="undOvr"/> </m:mathPr> <![endif]--><!--[if gte mso 9]> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <![endif]-->          Không ít lần, tôi và các bạn bắt gặp hình ảnh của những bạn trẻ ăn mặc “mong manh”, “thiếu vải” thản nhiên đi  giữa những nơi công cộng hay giữa chốn linh thiêng như chùa, đền. Cũng không ít lần, những hình ảnh phản cảm đó đuợc đăng lên mạng xã hội và nhận về vô vàn gạch đá.  Điều này khiến bản thân tôi phải suy nghĩ không biết do định nghĩa về thời trang của các bạn khác biệt hay do các bạn thích nổi bật, thích “chơi trội” và thích đuợc nhiều người để ý. Cũng có thể do các bạn quá vô tư, chỉ cần lựa chọn trang phục bản thân cảm thấy thoải mái, còn người khác thấy sao, đánh giá thế nào thì không cần quan tâm.

Hình ảnh minh họa

                Riêng tôi, tôi cho rằng thời trang là tự do nhưng phải phù hợp. Phù hợp với văn hóa, với môi trường các bạn đang tham gia và phù hợp với nhãn quan của những người xung quanh. Ví dụ đi lễ chùa, các bạn cần ăn mặc nghiêm túc, lịch sự để thể hiện sự thành kính cũng như không khí trang nghiêm của ngôi chùa. Không nhất thiết phải “kín cổng cao tường” nhưng ít nhất phải văn minh, lịch sự. Hay khi đi làm, dù công ty không bắt buộc đồng phục, tuy nhiên môi người cũng nên lựa chọn cho mình cách ăn mặc chỉn chu, lịch sự đúng môi trường công sở.

               Dưới góc độ xã hội, những cá nhân có cách ăn mặc quá “hở hang”, phản cảm thường không đuợc mọi nguời đồng thuận, thậm chí là nhận chỉ trích. Vậy duới gốc độ pháp luật,  pháp luật sẽ quy định và có hình thức xử phạt như thế nào?

               Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc xử phạt áp dụng cho việc ăn mặc phản cảm nơi công cộng. Trước đây, tại Điều 10 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP có quy định về vấn đề xử phạt liên quan đến nếp sống văn minh bao gồm xử phạt người không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót nơi công cộng, nhưng khi Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 73/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì đã không còn quy định hành vi vi phạm về nếp sống văn minh. Vấn đề ăn mặc phản cảm  thuộc về phạm trù đạo đức và thường đuợc quy định ở các nơi thờ cúng, trang nghiêm hoặc quy định ở nội quy của công ty, doanh nghiệp. Việc quy định cấm ăn mặc phản cảm ở tất cả những nơi công cộng còn nhiều khó khăn. Một lần  nữa, vấn đề ý thức lại đuợc đặt lên trên hết, mỗi người cần có ý thức hơn trong văn hóa cũng như trong cách ăn mặc, dù  thoải mái,  hiện đại nhưng cũng hãy thật văn minh.

  •  12129
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…