DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời hiệu khởi kiện tính thế nào?

Năm 3 rồi hỏi câu này thấy xấu hổ thật, nhưng vẫn phải hỏi các bác.

Vấn đề mà e thắc mắc là cái ngày đầu tiên của thời hiệu là ngày nào

Điều 159 BLTDS:  Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm...

 3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau: a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm

Điều 160. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu: Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.

Điều 156 BLDS quy định: Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Lý luận của e thế này: Quy định của BLTTDS dẫn chiếu tới BLDS và theo những cái quy định về thời hiệu thì thời hiệu cũng là 1 loại thời hạn =>  cách tính thời hiệu cũng sẽ áp dụng cách tính của thời hạn ở Điều 152 BLDS.

Điều 152 BLDS: 2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định. 3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.

Như vậy thì cái ngày đầu tiên của thời hiệu mà các văn bản hiện này nói đến "kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm.." sẽ phải là ngày tiếp theo của ngày mà quyền và lợi ích bị xâm phạm. 

Chắc hơi khó hiểu. Lấy một cái ví dụ thể hiện cách tính của e.

Ví dụ Điều 107 Luật doanh nghiệp quy định  Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Ông A nhận được biên bản ĐHĐCĐ  vào ngày mùng 2/6.  Cái ngày đầu tiên để tính thời hiệu sẽ là ngày mùng 3 chứ ko phải ngày mùng 2.

Mọi người cho e hỏi cái lý luận trên của e có sai ko, nó áp dụng theo cái e nói hay là cứ áp dụng thẳng: kể từ ngày A thì tời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện là ngày A đấy.

Cảm ơn và hi vọng sớm nhận được ý kiến của mọi người!!!

  •  14542
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…