DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

THỜI HẠN, THỜI HIỆU CÓ PHẢI LÀ MỘT

Nói đến “Thời hạn” và “Thời hiệu” nhiều người thường hiểu nhầm hai khái niệm này là một, tuy nhiên không phải vậy. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì: Thời hạn là thời gian hạn định bắt đầu từ khâu chuẩn bị thực hiện cho đến khi hoàn thành một sự việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định; còn Thời hiệu là thời điểm tiến hành thực hiện sự việc đó và chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

 Điều 144 BLDS 2015 định nghĩa “Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”. Khoảng thời gian xác định này có thể được tính bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra. Cụ thể là:

  1. Trường hợp thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định

  2. Trường hợp thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

Ví dụ: Chị A nộp đơn ly hôn được Tòa án B thụ lý ngày 17/10/2017 yêu cầu giải quyết việc ly hôn và chia tài sản khi ly hôn thì thời hạn quyết định để đưa vụ án ra xét xử hay không? được tính từ ngày 18/10/2017 đến ngày 18/02/2018 (Điểm a, Khoản 1, Điều 203 BLTTDS 2015 thời hạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử đối với vụ án tranh chấp về ly hôn và chia tài sản khi ly hôn là 04 tháng)

Khoản 1 Điều 149 BLDS 2015 “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu này được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Có các loại thời hiệu như:

  1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự;
  2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
  3. Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện;
  4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Ví dụ: doanh nghiệp A ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp B, trong nội dung hợp đồng đã thỏa thuận bên A cam kết giao đủ hàng cho bên B vào ngày 18/10/2017, và bên B sẽ tất toán cho bên A trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hàng (tức là bên B phải tất toán cho bên A đến hết ngày 16/11/2017). Ngày 18/10/2017, Bên A giao hàng đúng hẹn nhưng đã hơn 01 năm kể từ khi giao đủ hàng bên B vẫn chưa tất toán cho bên A. Như vậy, thời hiệu khởi kiện được xác định từ ngày 17/11/2017 đến 17/11/2020 (Điều 429 BLDS 2015: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm)

mong mọi người góp ý thêm nhé

  •  3671
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…