DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời hạn đăng ký và xóa đăng ký thế chấp: Tù mù giữa rừng văn bản

Nếu bạn đã từng hoặc chuẩn bị phải đi đăng ký thế chấp hoặc xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất thì bạn hãy chuẩn bị tinh thần "loạn văn bản đi là vừa".

Nếu bạn là người chỉ làm theo pháp luật và tin tưởng vào quy định của pháp luật, mà bạn đi đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp, bạn tìm hiểu các quy định liên quan thì bạn sẽ thấy quá nhiều quy định, quá nhiều thời hạn và Luật - Nghị định - Thông tư quy định một kiểu mà Thủ tục hành chính (hành là chính) thực tế giải quyết lại một kiểu khác.

Bạn không tin phải không? Tôi xin viện dẫn cụ thể để nói lên nỗi khổ của người đi làm thủ tục hành chính này:

Điều 130 Luật đất đai năm 2003 quy định thời hạn đăng ký và xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất là "Không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ";

Điều 31 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định thời hạn đăng ký thế chấp đối với hộ gia đình, cá nhân là "ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu nộp hồ sơ sau 3 giờ chiều" - áp dụng với trường hợp đã có GCN; "không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ" - áp dụng với trường hợp không có GCN nhưng có 1 trong các giấy tờ tại Khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đát đai.

Khoản 7 Mục I Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 đã được sửa đổi, bổ sung bởi TTLT số 03/2006 ngày 13/6/2006 và TTLT 06/2010 ngày 01/3/2010 quy định về thời hạn đăng ký và xóa đăng ký thế chấp là "nếu hồ sơ hợp lệ, trong ngày nhận hồ sơ hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu nộp sau 3 giờ chiều" - áp dụng với trường hợp có GCN; "không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ" - áp dụng với trường hợp ko có GCN nhưng có 1 trong các giấy tờ tại K 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai.

Và cuối cùng, tại Điều 18 Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 (có hiệu lực ngày 09/9/2010) quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm (Đây là một nghị định quy định thống nhất, chung nhất về việc đăng ký giao dịch bảo đảm) thì quy định Thời hạn đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm là "Trong ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ngày làm việc tiếp theo, nếu nộp sau 3 giờ chiều".

Đấy là Tôi còn chưa nói đến hướng dẫn của UBND Tp Hà Nội tại Quyết định 117/2009/QĐ-UBND thì thời hạn này lại là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, nếu đọc các văn bản tôi liệt kê trên đây về đăng ký và xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì bạn có biết là thời hạn thực hiện rốt cục là bao nhiêu ngày không? Ta phải thực hiện theo cái nào đây? Và Tôi có một thắc mắc là tại sao Khi ban hành Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm lại không có hủy bỏ, sửa đổi hay bổ sung các thời hạn như đã được quy định tại Luật Đất Đai, Nghị định 84, TTLT 05/2005 và các TTLT sửa đổi thông tư này để áp dụng thống nhất cái Thời hạn Đăng ký và Xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

Và Cuối cùng, cao hơn tinh thần của Luật - Nghị định - Thông tư là cái ông Cơ quan hành chính - Mà ở đây là VP ĐKQSDĐ, khi mà thủ tục giải quyết được các ông Hành chính quy định là từ 10 - 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. (Xin thưa đấy là trường hợp đúng hạn, còn nếu không đúng hạn thì không biết ngày nào) và nếu bạn muốn nhanh nhất thì hãy thuê dịch vụ thì cũng phải mất ít nhất là 5 ngày. Bạn không tin thì hãy thử đến VP ĐKQSDĐ ở Tây Hồ - Hà Nội xem nhé.

Còn nếu bạn muốn tranh luận với họ rằng, Tại Sao Luật và Nghị Định và THông tư quy định thế này mà Các ông lại giải quyết lâu thế, thì bạn sẽ nhận được tinh thần, thái độ và cách trả lời - Như thế nào thì bạn biết rồi đấy!!!! Kiểu như, Hồ sơ dân nộp nhiều quá chúng tôi không giải quyết kịp; Người có thẩm quyền bận, đi vắng.....

Cuối cùng, với tư cách là một Luật sư, người mong muốn tinh thần thượng tôn pháp luật và mong muốn sự bình đẳng pháp luật và thực thi pháp luật của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính, tôi rất muốn những nhà Làm Luật, Soạn Luật, Ban Hành hướng dẫn và Cả nhưng người thực thi tại địa phương hãy trả lời cho Những mâu thuẫn mà tôi liệt kê ở trên.

Ps: cách làm luật của ta luôn theo kiểu Thông tư hướng dẫn những Nghị định hết hiệu lực thì lại vẫn có hiệu lực, trong khi Nghị định mới có hiệu lực thì lại ko bãi bỏ Thông tư cũ hướng dẫn Nghị định cũ. pó tay.
  •  22423
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…