DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời gian thử việc

Điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác"

Theo Luật Lao động, thời gian tối đa cho thử việc là 60 ngày. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp không tuân theo quy định của Bộ luật lao động. Nhiều trường hợp khi hết thời hạn 60 ngày nhưng người sử dụng lao động vẫn không chịu ký hợp đồng lao động chính thức vì cho rằng vẫn chưa đủ thời gian để đánh giá người lao động của mình. Vì vậy họ đã có nhiều phương án lách luật, cố tình kéo dài thời gian thử việc của người lao động. Hết thời hạn thử việc ( 2 tháng) người lao động thường yếu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng và không chấp nhận ký hợp đồng lao động chính thức. Họ thỏa thuận với người lao động sau một thời gian hãy quay lại doanh nghiệp và ký tiếp một hợp đồng thử việc khác ( sau khi hoàn thành các thủ tục tuyển dụng về mặt hình thức). Như vậy người lao động phải ký tiếp một hợp đồng thử việc khác. Nhìn theo quan điểm pháp luật, đây là một phương án để người sử dụng lao động lách luật, bởi pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể điều chỉnh hành vi nói trên, không có quy định về thời gian bao lâu người lao động có thể quay lại thử việc lần hai. Những lổ hổng, bất cập này của hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động - bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động và cần được pháp luật bảo vệ. Có những trường hợp khác, sau khi hết hạn hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động lại cố ý ký những hợp đồng khác không phải là hợp đồng lao động chính thức. Như trường hợp của bạn tôi, sau khi hoàn thành hợp đồng thử việc 2 tháng, công ty lại bắt ký một hợp đồng ngắn hạn khác mang tên: Hợp đồng giám sát thời hạn 1 tháng. Tôi nghĩ rằng bản chất hợp đồng này là một hợp đồng thử việc chỉ với tên gọi khác. Vì vậy trường hợp này doanh nghiệp đã vi phạm phạm quy định về thời gian thử việc ( Khoản 1 điều 27 Bộ luật Lao động). 

Doanh nghiệp thường muốn tìm cách kéo dài thời gain thử việc của người lao động, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Tôi cho rằng pháp luật về lao động nên được xây dựng chặt chẽ hơn để điều chỉnh một cách triệt để quan hệ lao động trong xã hội hiện nay.

  •  1067
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…