DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời điểm "bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố" có bị giới hạn?

BÀN VỀ TÍNH GIỚI HẠN KHI BỊ HẠI RÚT ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ

Đối với một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại nên pháp luật quy định khởi tố vụ án hình sự không còn là nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng nữa mà cho phép người bị hại, người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết (bị hại) lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Cụ thể, đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của bị hại được ghi nhận tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 quy định:

 “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015 cũng cho phép người đã yêu cầu khởi tố được quyền rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể:

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.

Tuy nhiên, thực tế xảy ra trường hợp bị hại thay đổi suy nghĩ và có yêu cầu rút đơn yêu cầu khởi tố trước đó, có thể xuất phát từ nhiều lý do như: đã thỏa thuận, hòa giải thành công; bị hại cảm thấy rắc rối khi phải tham gia vào một vụ án hình sự,... Do vậy, họ nhận thức được rằng, giải pháp tốt nhất phải chấp nhận phương án rút đơn yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 155 thì việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, không bị giới hạn về thời điểm rút đơn yêu cầu.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 282 BLTTHS 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với trường hợp: “Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức”...

Vấn đề đặt ra, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết ra sao khi mà khoản 3  Điểu 326 BLTTHS  2015 quy định, các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án chỉ bao gồm:“Vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;"

Rõ ràng, luật không quy định cho phép HĐXX có quyền đình chỉ xét xử vụ án đối với trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa, mặc dù, việc rút yêu cầu đối với họ là hoàn toàn tự nguyện, không bị bất kỳ áp lực nào.

Dựa trên các quy định trên, chúng ta thấy rằng mặc dù BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại, song, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì lại không có cơ chế giải quyết.

  •  3150
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…