DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời điểm báo tăng - giảm lao động nghỉ thai sản

Mọi người hỗ trợ giúp mình trường hợp nghiệp vụ này với:

Hiện nay Công ty bạn mình có trường hợp lao động Nguyễn Thị A sinh con ngày 13/6/2020. Vậy Công ty sẽ báo giảm BHXH cho chị A trong tháng 6 hay tháng 7?

Công ty này làm việc theo thời gian từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Theo quy định của Pháp luật lao động không làm việc và hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH. Tuy nhiên theo như ngày sinh của chị A và đơn xin nghỉ thai sản từ 13/6/2020 thì chị A chỉ nghỉ việc và không hưởng lương trong tháng 6 là 12 ngày. Vì vậy bạn nhân viên phụ trách nhân sự của Công ty không báo giảm chị A trong tháng 6 mà báo giảm từ tháng 7 là đúng hay sai? Thời gian báo tăng sau khi nghỉ thai sản của chị A là tháng 1/2021 hay tháng 12/2020?

Mình có nghiên cứu sơ quan thì thấy theo quy định tại Điều 42 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu:

Điều 42. Quản lý đối tượng

...

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động...

Theo đó, quy định hiện hành nêu rõ chỉ khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì lúc đó mới không đóng bảo hiểm. Việc người lao động chỉ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 12 ngày nên không thuộc Khoản 6 nêu trên, kéo theo đơn vị vẫn có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho người lao động trong tháng 6. Tương tự như vậy, tại tháng mà người lao động đi làm trở lại, đơn vị xác định số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản của người lao động trong tháng đó và áp dụng theo Khoản 6 nêu trên.

Thực tế với trường hợp của này, mình thấy cách tính theo quy định trên sẽ bất lợi cho đơn vị khi trong thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, đơn vị chỉ có quyền không đóng 5 tháng, do tháng 6 và tháng 12  người lao động không đảm bảo điều kiện tại Khoản 6 nêu trên nên vẫn phải có nghĩa vụ tham gia. Mọi người cho hỏi cách hiểu như vậy có đúng không?

  •  8751
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…