DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thiếu nữ 20 tuổi bị cha giam cầm gần 3 tháng

Cô gái Hoàng Thị Bích Dung (20 tuổi) ở thôn Tân Lợi, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) bị bố ruột là ông Hoàng Văn Minh giam cầm gần 3 tháng, thông tin này được đăng tải trên Thanh Niên Online vào ngày 20.10, ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131019/tiep-can-ngoi-nha-thieu-nu-20-tuoi-bi-cha-giam-cam-gan-3-thang.aspx

Nhưng đây không hẳn là một thông điệp bảo vệ nữ giới. Ở góc độ xã hội, đây là một trong nhiều trường hợp mà cha mẹ, hoăc con cái dưới danh nghĩa huyết thống, cho rằng mình đang bảo vệ người trong gia đình nhưng thực chất là tước đoạt quyền tự do thân thể của người khác, hành hạ người thân, vi phạm quyền trẻ em. Đâu là ranh giới cho thứ quyền lực gia đình này?.

Ở góc độ pháp lý, đâu là ranh giới giữa "chuyện gia đình" và "chuyện ngoài đình"? Chính quyền địa phương cho rằng đây là "chuyện gia đình" trong khi việc giam con gái 3 tháng rõ ràng là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc can thiệp không kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

 

Điều 151 BLHS:

“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.


Điều 2 Luật Phòng Chống bạo lực gia đình 2007

 

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

 

Điều 2 Luật Phòng Chống bạo lực gia đình 2007

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

 
Mọi người cho cái ý kiến vì vụ này vẫn chưa được xử lý dứt điểm :). Nhân tiện em đang cần tìm thêm thông tin về những vụ việc ngược đãi con cái, cha mẹ. Ai có thông tin gì hay thì share giúp em với :D
  •  3472
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…