@ Dzungzero.
Thứ nhất:
Tôi không biết Bộ lao động trả lời bạn thế nào. Nhưng điều 166 chỉ nói rằng: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại điều 187.
Độ tuổi quy định tại điều 187 là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Như vậy không hề có điều kiện đủ thời gian đóng BHXH mới được xem là người lao động cao tuổi. Mà chỉ cần điều kiện sau độ tuổi này thì được xem là NLĐ cao tuổi.
Hai điều kiện đó được quy định cùng phải có để đủ điều kiện nghỉ hưu. Chứ không phải là để đủ điều kiện được coi là NLĐ cao tuổi. Bạn hãy lưu ý chỗ này.
Thứ hai:
Ông chánh thanh tra Nguyễn Tiến Tùng trả lời như vậy chỉ đúng với đối tượng người lao động cao tuổi làm công việc bình thường (không phải là công việc nặng nhọc, độc hại). có nghĩa là đối với người làm công việc bình thường, khi nam đủ 60 tuổi hoặc nữ đủ 55 tuổi mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì không được chấm dứt HĐLĐ với người đó (khoản 4 điều 36 Bộ luật lao động 2012) ----> họ vẫn được quyền tiếp tục làm việc.
Nhưng với công việc nặng nhọc, độc hại thì luật đã quy định thêm điều kiện như tôi đã dẫn: "Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại...". Khi muốn sử dụng/ hoặc NLĐ cao tuổi muốn làm việc thì phải đảm bảo các điều kiện như quy định tại điều 11 Nghị định 45/2013. Đây là quy định riêng về điều kiện đối với NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại. Nếu không đảm bảo điều kiện thì chấm dứt HĐLĐ chứ.
Ở đây câu trả lời của ông chánh thanh tra đã không phân tách hai đối tượng này mà nói dựa trên quy định chung (khoản 4 điều 36 Bộ luật lao động). Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tranh cãi với vị này ngay, điều luật đã quy định rõ rành rành như vậy, sao không áp dụng mà bắt NSDLĐ phải tiếp tục sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại khi không đủ điều kiện theo quy định. Vậy nếu xảy ra tai nạn lao động thì ông chánh thanh tra có chịu thay cho đơn vị sử dụng lao động được không?
Bạn chịu khó đọc kỹ những gì tôi viết và nghiên cứu kỹ thêm điều luật xem tôi nói có đúng không nhé.
Trao đổi về nội dung thứ 2 của bạn:
" Hiện nay doanh nghiệp cũng phải làm quyết định hưu trí cho lao động đủ điều kiện hưu trí ở độ tuổi 50 (nữ), 55 (nam) đã đủ 20 năm đóng BHXH và có 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại. Mà không giải quyết chế độ thôi việc." ----> Hoàn toàn đúng luật. Nếu bạn không làm chế độ hưu cho họ, mà chỉ chấm dứt HĐLĐ thì đơn vị bạn phải trả trợ cấp thôi việc cho họ tương ứng với thời gian làm việc từ 31/12/2008 trở về trước. Sau đó họ tự đi làm thủ tục hưu trí khi nào họ muốn.
"Chỉ bất cập là Bộ lao động trả lời chưa làm thủ tục hưu trí thì phải giải quyết nghỉ việc, cơ quan BHXH lại không giải quyết nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (ngay cả ở mức hưởng lương hưu thấp nhất)." ----> Không bất cập đâu bạn. nếu chưa làm thủ tục hưởng hưu trí thì phải giải quyết nghỉ việc có nghĩa là làm thủ tục nghỉ thôi việc và phải kèm theo trả trợ cấp thôi việc như tôi đã nói ở trên (do đơn vị bạn chi trả), chứ không phải là giải quyết BHXH một lần. Còn cơ quan BHXH không giải quyết BHXH một lần nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí là đúng.
Cập nhật bởi RIA1 ngày 25/02/2016 03:49:40 CH