DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

THẾ CHẤP VÀ BẢO LÃNH: HIỂU SAO CHO ĐÚNG?

Trong giảng đường đại học, cô giáo thấy hai sinh viên Luật đang tranh luận với nhau:

- A: Trường hợp này là bảo lãnh.

- B: Không, thế chấp mới đúng.

- Cô giáo: Có chuyện gì thế hai em?

- A: Cô ơi, cô làm trọng tài cho tụi em với. Trong trường hợp này mình xác định rằng đây là giao dịch bảo đảm nào đây: “Ông Nguyễn Văn D ký kết hợp đồng bảo lãnh cho bà Trần Thị E được vay vốn tại Ngân hàng H. Trong hợp đồng, ông D thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm bà E thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Em cho rằng đây là hợp đồng bảo lãnh theo Điều 361 Bộ Luật Dân sự 2005 Người thực hiện nghĩa vụ là bà E chứ đâu phải ông D.

- B (hùng hổ): Nhưng theo điều 341 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Như vậy, mình có thể hiểu việc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của người khác.

Chưa kể trong quy định bảo lãnh là “cam kết”, tức dùng uy tín của mình để bảo đảm, đâu có nhắc tới việc đưa tài sản ra.

- A (lắc đầu): Mình không đồng ý với bạn. Luật không nhắc tới không có nghĩa không được. Ông D đem quyền sử dụng đất của mình ra để tạo thêm tin tưởng cho bà E vay vốn thôi, không có nghĩa là đem tài sản ra thì sẽ thành thế chấp. Theo mình, bản chất của hợp đồng vẫn là bảo lãnh, dù có thế chấp quyền sử dụng đất hay không.

- B (mở luật): Không cãi ngang với bạn nữa. Theo quy định tại Khoản 4 điều 72 Nghị định 163/2007/NĐ-CP thì: “Việc bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, quy định tại khoản 5 Điều 32, khoản 4 Điều 33, khoản 4 Điều 34, khoản 4 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành được chuyển thành việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác”. Là thế chấp đó.

- A: Luật Đất đai và những văn bản liên quan bạn dẫn chiếu cũ rồi…

- Cô giáo mỉm cười: Thôi được rồi, cô sẽ nhờ quý thành viên và những Luật sư của DanLuat giải đáp thắc mắc cho các em nhé.

  •  9992
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…