DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thế chấp Sổ bảo hiểm: rủi ro “đùa mà thật”

Trước giờ cứ nghĩ thế chấp là sử dụng các tài sản có giá trị, chưa hề nghĩ đến sổ BHXH cũng được sử dụng để thế chấp, qua tìm hiểu có một số chia sẻ với bạn đọc cùng biết nè

Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thế chấp tài sản:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Sổ bảo hiểm được cấp để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm, người lao động có thể theo dõi mức đóng BHXH.

>>> Như vây việc thế chấp được hợp pháp khi đó là quyền sở hữu của bên thế chấp

Một thực tế đang diễn ra là người lao động cầm sổ bảo hiểm đi thế chấp vay tiền và tất nhiên điều này không trái với quy định về quyền thế chấp (bởi sổ BH là tài sản của người lao động).

Tuy nhiên, việc thế chấp sẽ là rủi ro cho các bên có liên quan:

* Bên thế chấp: việc sử dụng sổ bảo hiểm thế chấp là một rui ro khi xảy ra các trường hợp không may mà không có  sổ bảo hiểm sẽ không được thanh toán.

Với quy định sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm khi báo mất người lao động đã lợi dụng điều này để báo mất và cấp lại sau khi sử dụng sổ đi thế chấp

Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cũng đơn giản chỉ cần:

- Đơn trình báo mất sổ BHXH có xác nhận của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc chính quyền địa phương nơi cứ trú

- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (theo mấu số 06/SBH) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú

- Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH của cơ quan BHXH liên quan

- Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp 1 lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú

- Tờ khai cấp sổ ( nếu đã bị mất thì phải liên hệ đơn vị cũ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để sao y)

- Bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực)

>>> thời hạn được cấp lại không quá 45 ngày kể từ khi nộp đủ hồ sơ

Tuy nhiên nếu hành vi gian dối này bị cơ quan bảo hiểm phát hiện người lao động sẽ chịu hậu quả pháp lý  Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 500.000 -1.000.000 đồng nếu có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

*Đối với bên nhận thế chấp

Rủi ro pháp lý tất nhiên có liên quan đến việc người lao động báo mất và được cấp lại sổ bảo hiểm thì lúc này sổ bảo hiểm của bên nhận thế chấp coi như vô giá trị. Giá trị tiền trong sổ bảo hiểm mặc nhiên nhiều hơn con số cho vay nên việc các tổ chức, cá nhân cho vay chấp nhận điều này.

>>> Với các tổ chức tín dụng (TCTD)

Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về giao dịch bảo đảm,  tài sản là “giấy tờ có giá, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”. Sổ BHXH không phải là tài sản được định nghĩa như trên; cũng không phải là giấy chứng nhận đăng ký tài sản nên không thể sử dụng để giao dịch vay tiền tại các tổ chức tín dụng, với các TCTD nhận thế chấp Sổ BHXH khi cho vay tiền là không đúng quy định.

Đối chiếu với các trường hợp trên, việc xảy ra tranh chấp giữa các bên là điều không tránh khỏi, không chỉ mất tiền của mà thời gian qua lại giữa các bên làm công tác quản lý, chi trả bảo hiểm trở nên rắc rối.

Thiết nghĩ cần phổ biến những kiến thức đến người lao động về hậu quả pháp lý liên quan đến sổ BHXH đồng thời tăng mức chế tài xử lý khi con số thực tế thực nhận gấp nhiều lần so với số tiền bỏ ra để đóng phạt.

 

  •  1554
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…