DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thay lời chia tay danluat - Truyền thuyết " Ngọc nằm trong đá " - Ngọc tỷ truyền quốc

 

Vào thời Xuân Thu, một người sống ở chân núi Kinh Sơn nước Sở, ngừơi này tên gọi Biện Hòa. Biện Hòa quanh năm sống bằng nghề đốn củi. Một hôm ông ta thấy một con Phượng Hoàng đậu trên một hòn đá ở dưới chân núi. Biện Hòa kinh ngạc kêu lên một tiếng, con Phượng Hoàng giật mình bay đi. Ông biết rằng Phượng Hoàng sẽ không đâu trên hòn đá mếu hòn đá đó không phải là ngọc. Không nghi ngờ gì nữa, hòn đá này chắc chắn là ngọc quý. Biện Hòa chạy tới và đem hòn đá đó về nhà.

Hôm sau, Biện Hòa không đi đốn củi nữa, ông ta đem hón đá này cống cho Sở vương. Ông nói với Sở vương:
_ Đây là một viên ngọc quý.
Sở vương nhìn thấy đó chỉ là hòn đá bình thường liền cho người tống cổ Biện Hòa ra ngoài.
Biện Hòa không nản lòng, ba ngày sau lại tới và vẫn nói hòn đá này là viên ngọc quý. Sở vương trong lúc tức giận đã chặt đứt một chân của Biện Hòa. Đây gọi là " nguyệt túc" , là một loại hình phạt thời xưa.
Không lâu sau, Sở Lệ vương chết, Sở Vũ vương lên ngôi kế vị, Biện Hòa lại đem hòn đá đó hiến cho Vũ vương. Sở Vũ vương vẫn không tin đây là hòn ngọc quý, và cũng đem chặt nốt chân còn lại của Biện Hòa. Biện Hòa lết đôi chân tàn phế của mình và ôm hòn đá về nhà, vô cùng thương tâm, hàng ngày ôm hòn đá đó khóc dưới chân núi Kinh Sơn.
mọi người thấy Biện Hòa sống dở chết dở như vậy thì ái ngại thay cho ông ta, nói:
_Bây giờ ông đã biết mình ngu dại hay chưa? hai chân đã bị chặt đứt hết rồi, sao còn không chịu vứt quách nó đi?
Biện Hòa nói:
_Hòn đá này không thể vứt bỏ được, đây là bảo bối. Chim Phượng Hoàng đã từng đâu lên hòn đá này, tôi phải đem nó hiến cho vua.
Biện Hòa gàn bướng cố chấp như vậy, hàng xóm láng giềng xung quanh tức quá, đành bỏ mặc ông ta, và nói:
_Ông thật là con người kì lạ, hai chân đã bị phế bỏ, còn muốn hiến hòn đá cho vua nữa sao? suốt ngày ông rên rỉ buồn chán như vậy, chi bằng hãy chuyển nhà đi nơi khác! sớm muộn gì rồi ông cũng không mang nổi cái gáo về nhà nữa đâu! sao ông lại tự làm khổ thân đến vậy. Đặt địa vị ai, thì người ta cũng đem vứt hòn đá đó đi rồi!
Biên Hòa không làm theo lời họ, nói"
_Tôi không thể không hiến hòn đá đó cho vua, nếu không, tôi chết mà không nhắm mắt! dù nhà vua có giết tôi thì tôi cũng phải đem hòn đá này dâng tặng cho ngài!
_Ồ!!
Mọi người nghe vậy cho rằng đây lá quyết tâm của Biện Hòa, và không ai nói thêm gì nữa.
Quả nhiên, không lâu sau Sở Văn vương kế vị. Biện Hòa nhờ người khiêng mình đem hòn đá đến hiến cho vua, ngồi ở ngoài cửa Ngọ Môn mà khóc.
Văn Vương biết chuyện, liền cho người gọi Biện Hòa vào nói
_ Các vị vua trước đây đều rất tức giận về hòn đá của ngươi, không chỉ tống cổ ngươi ra ngoài, mà còn phế bỏ đôi chân của ngươi. sao ngươi còn tới đây làm gì?
Biện Hòa liền cúi đầu xuống trước mặt Sở Vương mà nói:
_Tâu đại vương, hòn đá thần mạng tới đây không phải là một hòn đá bình thường mà là một hòn ngọc vô giá!
Biện Hòa kể lại chuyện Phượng Hoàng đậu trên hòn đá một lượt từ đến chí cưối cho Sở Vương nghe.
Sở Văn Vương thấy con người này rất thành tâm thành ý, liền nói:
_Nhà ngươi hãy đợi ta một lát!
Sở Văn vương bèn truyền chỉ, lập tức truyền một người thợ chế tác ngọc giỏi đến, Văn Vương nói với người thợ chế tác ngọc rằng:" các ngươi không cân phân tích cho ta biết, mà hãy cẩn thận xẻ hòn đá đó ra, để ta xem hòn đá đó là ngọc quý hay chỉ là một hòn đá bình thường". Các thợ chế tác ngọc cẩn thận xẻ hòn đá đó ra, quả nhiên bên trong là một hòn ngọc rất đẹp.
Như vậy tầng đá bên ngoài gọi là gì? Gọi là Phác. Qua lần phác mới thấy được Mỹ Ngọc, khó khăn thế đấy. Sở Văn vương bèn giữ lại hòn ngọc quý đó, và trọng thưởng cho Biện Hòa. Nhưng Biện Hòa không muốn thăng quan, cũng không thèm phát tài.
Sở Văn vương chỉ còn cách đem tên của Biện Hòa đặt cho hòn ngọc quý đó, gọi là :"ngọc bích họ Hòa", để biểu dương con người kì lạ đó.
Tại sao Biện Hòa lại năm lần bảy lượt đem hòn ngọc quý đó hiến tặng cho vua? thậm chí đến khi đôi chân mình bị phế mà vẫn không hối hận? bởi vì Biện Hòa có một niềm tin. Ngày xưa chẳng phải đã có một truyền thuyết" Phượng Hoàng sẽ không đậu vào đá nếu nó không phải là ngọc" sao? đây là một truyền thuyết mê tín, Biện Hòa đã tin vào truyền thuyết mê tìn này. Như vậy chim Phượng Hoàng đã đậu trên hòn đá thì nhất định hòn đá phải là bảo bối. đã là bảo bối thì phải hiến cho con người không chỉ có tước vị tối cao mà còn phải có đức hạnh. người đó mới có tư cách để sử dụng hòn ngọc quý này. Người như vậy, có thể tìm ở đâu? Chỉ có duy nhất ở quốc vương của mình - Sở vương. Cho nên ông ta mới năm lần bảy lượt không sợ khó khăn đem dâng tặng hòn ngọc quý đó cho nhà vua. Về sau viên ngọc bích họ Hòa này rới vào tay của Tần Thủy Hoàng. Ông ta đã cho thợ chế tác ngọc khác năm hình con Rồng lên viên ngọc rồi cho Lý Tư viết tám chữ " thụ mệnh ư thiên, ký thụ vĩnh xương" bằng thế chữ Triện lên đó.
Từ đó, hòn ngọc bích họ Hòa đã trở thành Ngọc Tỷ truyền quốc của các đời đế vương.
Về sau Ngọc Tỷ bị sứt mất một miếng ở góc. Đó là vì khi Vương Mãng cướp ngôi, có một vị hoàng hậu đã cầm viên Ngọc Tỷ truyền quốc đó ném vào mặt Vương Mãng, nhưng ném không trúng, Ngọc Tỷ bị sứt mất một góc, phải dùng vàng để khảm lên đó.
Trích tiếu thuyết lịch sử "Điêu Thuyền" - Chu Tường





Lời bàn

Lẽ thường ở đời: Ngọc dấu trong đá thì cũng giống như viên đá vô tri mà thôi.

Biện Hòa với một niềm tin vào truyền thuyết cho dù bị tàn phế 2 chân vẫn quyết tâm dâng ngọc để “ngọc quý tìm được chủ nhân và tỏa sáng với đờ
i". Hoàng thiên cũng không nỡ phụ người có tâm. Ngọc quý rồi cũng được cởi bỏ lớp đá xấu xí bề ngoài để tỏa sang với đời.

Phàm là người sống ở nhân gian mấy ai có thể thoát được vòng danh lợi nhưng Biện hòa dâng ngọc không phải để mưu cầu lợi danh mà chỉ mong “Ngọc quý được tỏa sáng với đời”. Niềm tiên và tấm lòng của ông thật đáng trân trọng biết bao.

Người ta vẫn thường nói: “Ngọc còn có vết huống chi con người”. Lời dạy của người xưa thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Đó phải chăng là một lời khuyên nếu chúng ta buộc phải nhận xét, đánh giá về một ai đó. Hãy nhìn nhận với một thái độ “bao dung” và “thận trọng” bởi ở đời “Nhân vô thập toàn”.
Chân mình thì lấm bề bề

Mà đi cầm đuốc để soi chân người

(Ca dao)


Sưu tầm tại: http://blog.apps.zing.vn/sakuramaimai/blog/detail/id/474758013?zmever=3


P/s
Thân gửi: Các anh chị em danluat


KH chỉ là “dân ngoại Đạo” lại tham gia danluat chưa lâu nên bày đặt “chia chân, chia tay” trong những ngày cuối năm bận rộn này thật là không phù hợp cho lắm. Lẽ ra KH định “âm thầm” ra đi nhưng trong thời gian tham gia danluat KH cũng may mắn được quen biết một số anh chị em trong 4room danluat và ngoài đời nên nghĩ lại: “Ra đi không lời từ biệt e rằng không hay lắm”.


Ở đời “hợp tan, tan hợp là lẽ thường tình. Sang năm tới KH có hứa với một số người bạn tham gia xây dựng và quản lý một 4room về lý số nên cũng không có thời gian tham gia sinh hoạt cùng anh chị em.


Ở đời “nhân vô thập toàn” cho nên trong thời gian tham gia danluat (trong 4room và cả ngoài đời) KH chắc chắn có nhiều thiếu sót. KH rất mong anh chị em đại lượng bỏ quá cho.


Cảm ơn danluat, cảm ơn toàn thể các thành viên quen biết KH trong 4room và ngoài đời, cảm ơn các anh chị em đọc, chia sẻ và ủng hộ bài viết của KH trong thời gian qua.


Xin được gửi đến tất cả các anh chị em danluat lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Chúc danluat ngày càng phát triển!

(KH)






  •  9071
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…