Vấn đề khá thú vị. Tôi kiểm tra qua:
Luật thanh tra nói về thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra chuyên ngành trực thuộc các "cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành."
Ở đây việc thanh tra tình hình thực hiện đóng BHXH ở các DN thuộc quyền thanh tra của thanh tra chuyên ngành bộ / sở LĐTB&XH. Xem Nghị định 07/2012/NĐ-CP và 39/2013/NĐ-CP.
Nên việc giao thẩm quyền này cho thanh tra quận, huyện không được đúng lắm. Các doanh nghiệp có quyền không phối hợp trong việc thực hiện thanh tra. Giả như là cuộc khảo sát thì còn có thể phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, xét về thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp nhà nước của thanh tra hành chính:
Thông tư liên tịch 475/TTLT-BNV-TTCP và Thông tư 03/2014/TTLT-TTCP-BNV đều không khác nhau nhiều trong thẩm quyền thanh tra của mình, cũng không nói cụ thể là được hay không được thanh tra doanh nghiệp, mà chỉ đều nói thanh tra cấp tỉnh thanh tra các nhiệm vụ ... và các nhiệm vụ cho CTUBND tỉnh giao và cấp huyện / CT huyện giao.
Tuy nhiên xem báo cáo Việc thực hiện Luật thanh tra năm 2010 (Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2012) nói về thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp thì:
trích: "Theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành thì Thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Thanh tra bộ ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng thành lập và Thanh tra cấp tỉnh ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Mặc dù Luật Thanh tra đã xác định thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước như vậy, song trên thực tế khi ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý, Chánh thanh tra các cấp, các ngành vẫn gặp phải những vướng mắc khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thành lập đóng tại địa phương, cho dù phát hiện doanh nghiệp đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thậm chí có trường hợp doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thành lập vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, lao động, bảo hiểm, môi trường… thuộc quyền quản lý của địa phương nhưng Thanh tra tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng không ra quyết định thanh tra vì sợ vi phạm về thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra. Chính vì vậy, cần hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp của Nhà nước, phân định rõ phạm vi thanh tra của Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở khi tiến hành thanh tra doanh nghiệp nhà nước theo phạm vi quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
Như vậy thì có thể hiểu thanh tra cấp các cấp được quyền thanh tra doanh nghiệp nhà nước do thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp thành lập.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.