DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên nếu chủ tàu không trả

Lao động trên tàu quốc tế hiện nay đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ, thế nhưng, công việc này gặp không ít các rủi ro, chẳng hạn như việc chủ tàu không thanh toán chi phí hồi hương cho các thuyền viên làm việc trên tàu.

Nhằm giúp các lao động này an tâm làm việc, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ chi phí hồi hương cho các thuyền viên làm việc trên các tàu quốc tế trong trường hợp chủ tàu không trả.

Trường hợp này, ngân sách trung ương cấp dự toán chi qua Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài để tạm ứng kinh phí thu xếp cho thuyền viên hồi hương, đồng thời Quỹ bảo hộ sẽ thu hồi các khoản chi phí này từ chủ tàu để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Để nhận được chi phí hồi hương, các thuyền viên phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hồi hương gồm: Các thông tin về tàu biển và chủ tàu nơi thuyền viên làm việc, thời gian thuyền viên rời tàu, lý do thuyền viên hồi hương, địa điểm thuyền viên lựa chọn về Việt Nam để hồi hương, tình trạng sức khỏe của thuyền viên, thoả thuận giữa chủ tàu và thuyền viên trong đó cho phép thuyền viên được hồi hương (nếu có).

- Bản sao Hợp đồng lao động.

- Bản sao Hộ chiếu.

- Bản sao Đơn đề nghị hồi hương do thuyền viên gửi cho chủ tàu để yêu cầu được thu xếp hồi hương.

Quá thời hạn hồi hương đã ghi trong hợp đồng lao động mà chủ tàu chưa thu xếp cho thuyền viên hồi hương thì thuyền viên có quyền gửi đơn đề nghị hồi hương đến Cơ quan đại diện của Nhà nước Việt Nam. Trong vòng 10 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hồi hương hợp lệ, cơ quan đại diện giải quyết các thủ tục và thu xếp kinh phí để thuyền viên hồi hương về Việt Nam theo quy định.

Các khoản chi phí hồi hương gồm:

- Phương tiện vận chuyển tại nước sở tại.

- Lương thực, thực phẩm.

- Nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác theo chứng từ chi thực tế trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Chi phí phương tiện đưa thuyền viên Việt Nam về nước và các chi phí khác có liên quan (chi khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe trường hợp thuyền viên bị ốm đau, bệnh tật và các chi phí thiết yếu khác), mức thanh toán chi phí phương tiện đưa thuyền viên từ nước ngoài về Việt Nam căn cứ giá vé, biên lai thanh toán phù hợp của phương tiện và tối đa không quá giá vé hạng phổ thông do các hãng hàng không của Việt Nam công bố trên chặng di chuyển này.

Sau khi ngân sách nhà nước chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả khoản này vào ngân sách nhà nước.

Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các cảng vụ hàng hải hỗ trợ công tác thu hồi chi phí hồi hương từ chủ tàu để hoàn trả Quỹ bảo hộ công dân.

Nếu chủ tàu phá sản, giải thể:

Chi phí hồi hương được coi là nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước và được thu hồi từ tài sản của doanh nghiệp theo thứ tự phân chia tài sản được quy định tại Luật Phá sản.

Nếu chủ tàu đang hoạt động

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi chi phí hồi hương của Quỹ bảo hộ công dân, chủ tài phải nộp toàn bộ khoản này theo Thông báo quyết toán vụ việc của Quỹ bảo hộ công dân. Số tiến được chuyển về tài khoản của Quỹ theo địa chỉ và tài khoản sau:

Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài

- Địa chỉ: 40 phố Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.

- Điện thoại: 04.38489064.

- Số tài khoản VND: 122 0202 005 149

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Long Biên; địa chỉ 562 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội.

Quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Quỹ bảo hộ công dân, chủ tàu chưa nộp hoặc nộp không đủ chi phí theo thông báo, chủ tàu phải nộp phạt bổ sung số tiền chậm nộp theo mức luỹ tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày.

Quỹ bảo hộ công dân có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản ngân sách quy định đối với số tiền thu được của chủ tàu biển Việt Nam và tiền lãi ngân hàng phát sinh trên số tiền này (nếu có). Thời hạn nộp ngân sách nhà nước chậm nhất sau 20 ngày kể từ khi nhận đủ số tiền thanh toán của chủ tàu theo quy định.

Xem chi tiết nội dung này tại dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên trong trường hợp chủ tàu không trả.

  •  4071
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…