DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thành lập công ty tại Hà Nội

 

          Thành lập công ty tại Hà Nội

Để thành lập công ty thì điều mà bất cứ ai cũng sẽ quan tâm đến đó chính là điều kiện thành lập công ty  thế nào? thành lập công ty tại các quận, huyện nào để phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình để phát triển và tồn tại được. Quan tâm đến cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty.

 Chúng tôi đưa ra một số thủ tục thành lập công ty áp dụng cho một số loại hình công ty như sau:

A - Các bước thành lập một công ty

    *  Địa điểm đặt công ty

- Căn cứ Điều 35 Luật Công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty; phải ở trên thành phố Hà nội, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

    *  Đặt tên công ty

- Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình công ty và tên riêng.

- Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

- Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký.

- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

 

 

 

  *    Loại hình công ty

Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình công ty phổ biến nhất cho nên quý công ty cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp:

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

- Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ

- Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

 

   * Ngành nghề kinh doanh

- Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thê hoạt động. Vui lòng tham khảo:

- Danh mục ngành nghề kinh doanh có mã ngành

- Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề

- Danh mục ngành yêu câu vốn pháp định

- Danh sách ngành nghề quy hoạch tại Hà Nội

 

 

*        Thành viên trong công ty, cổ đông góp vốn

Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể công ty. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty

·       Người đại diện pháp luật

 Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện cho công ty làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

- Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/ quản trị.

- Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Người đại diện của công ty là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam

 

B – Hồ sơ thành lập công ty

1 . Giấy tờ tùy thân

Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu sao y có công chứng không quá 3 tháng và còn hiệu lực không quá 15 năm của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.

2. Hồ sơ gồm có

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

- Điều lệ Công ty

- Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 1TV, 2TV, Cổ phần)

- Danh sách chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề cần chứng chỉ

 

  •  4407
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…