DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thang lương, bảng lương của người lao động năm 2021

Dự kiến thang, bảng lương của NLĐ năm 2021

Lương tối thiểu vùng có thể chưa tăng trong năm 2021, theo hướng này, xin hướng dẫn Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương như sau:

>>> Chưa đồng thuận phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Lưu ý: Đối với Bộ luật lao động 2012, Việc sử dụng thang lương, bảng lương này là bắt buộc, tuy nhiên sang năm 2021, khi bộ luật lao động 2019 đi vào hiệu lực, tại Điều 93 của Bộ luật này không quy định người sử dụng lao động bắt buộc phải áp dụng quy tắc xây dựng thang, bảng lương do Chính phủ ban hành mà có thể chủ động xây dựng nhưng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và công khai cho người lao động.

Thứ nhất, mức lương cơ sở hiện tại vẫn áp dụng trong năm 2021

- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Thứ hai, Cách xây dựng bảng lương theo quy định hiện hành của Chính phủ

Tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định một số nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương như sau:

- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo đó, xin hướng dẫn những bảng lương Bậc 1, Bậc 2, và các Bậc tiếp theo (theo quy định hiện hành của Chính phủ)

Đối với công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường:

Vùng

Mức lương Bậc 1 (Gọi là X)

Mức lương Bậc 2

Vùng I

4.420.000

X + (X*5%)

 

Vùng II

3.920.000

Vùng III

3.430.000

Vùng IV

3.070.000

 

Đối với công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề):

Vùng

Mức lương Bậc 1 (Gọi là X)

Mức lương Bậc 2

Vùng I

4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400

X + (X*5%)

 

Vùng II

3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400

Vùng III

3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100

Vùng IV

3.070.000 + (3.070.000 x 7% = 3.284.900

 

Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Vùng

Mức lương Bậc 1 (Gọi là X)

Mức lương Bậc 2

Vùng I

4.420.000 + (4.420.000 x 5%) = 4.641.000

X + (X*5%)

Vùng II

3.920.000 + (3.920.000 x 5%) = 4.404.120

Vùng III

3.430.000 + (3.430.000 x 5%) = 3.853.605

Vùng IV

3.070.000 + (3.070.000 x 5%) = 3.514.843

 

Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Vùng

Mức lương Bậc 1 (Gọi là X)

Mức lương Bậc 2

Vùng I

4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400

X + (X*5%)

 

Vùng II

3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400

Vùng III

3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100

Vùng IV

3.070.000 + (3.070.000 x 7% = 3.284.900

Từ Bậc 3 trở đi, mỗi bậc đều cộng thêm ít nhất 5% mức lương ở Bậc liền trước.

Như đã trình bày, cách tính mức tăng thêm ít nhất 5% của mỗi Bậc lương sẽ không bị ràng buộc trong năm 2021, người sử dụng lao động có thể chủ động xây dựng mức tăng khác nhưng phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. 

Căn cứ:

Nghị định 49/2013/NĐ-CP

Nghị định 121/2018/NĐ-CP

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Bộ luật lao động 2012

Bộ luật lao động 2019

Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được ban hành tại Phụ lục của  Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ.

Danluat sẽ cập nhật phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương khi có những quy định mới được ban hành.

  •  9855
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…