DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thẩm phán hay Tòa án có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại

Gửi các luật sư, các thành viên và rất mong có được ý kiến đóng góp:

Tình huống: Trong trường hợp thẩm phán xét xử vụ án hình sự gây ra thiệt hại và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Tòa án hay Thẩm phán phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Với ý kiến cá nhân là Tòa án sẽ phải bồi thường và căn cứ pháp lý kèm theo, rất mong có được sự đóng góp ý kiến của mọi người. Trân trọng cảm ơn.

Thẩm phán liệu có phải bồi thường

Theo quy định tại  Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trách nhiệm của Thẩm phán khi phát sinh bồi thường được xác định như sau:

Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 thì:

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.

Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường trong tố tụng hình sự:

- Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường;

- Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.

Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:

Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trách nhiệm bồi thường của Toà án nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự

1. Toà án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

a) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì người đó không phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;

b) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

c) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;

d) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.

2. Toà án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

a) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

b) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;

c) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.

Kinh phí bồi thường

1. Trường hợp cơ quan trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.

2. Trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương.

Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ

Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 16/2010/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì”

1. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự.

2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải yêu cầu Tòa án xác định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của bị cáo là người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng hình sự để hoàn trả số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Thiệt hại thực tế

Thiệt hại thực tế được bồi thường là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

1. Thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều 45 Luật TNBTCNN;

- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút theo quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN;

- Thiệt hại về vật chất do người được bồi thường đã chết theo quy định tại Điều 48 Luật TNBTCNN;

- Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe theo quy định tại Điều 49 Luật TNBTCNN;

- Chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử như: chi phí thuê người bào chữa, chi phí tàu xe, đi lại.

2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm:

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN;

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN;

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật TNBTCNN;

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử mà không bị tạm giữ, tạm giam hoặc người thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật TNBTCNN.

Như vậy, Thẩm phán không có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại mà Tòa án phải tiến hành bồi thường cho người bị thiệt hại, thẩm phán có nghĩa vụ hoàn trả việc bồi thường này cơ quan khi cơ quan này đã thực hiện việc bồi thường cho người bị thiệt hại.

Luật sư Ngô Thế Thêm

 

  •  7059
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…