DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tham nhũng, tham ô có phải là một?

    Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta hay có nhiều sự nhầm lẫn giữa các khái niệm hay tưởng khái niệm này là khái niệm kia. Tham nhũng và tham ô là một trong số những nhầm lẫn đó. Cùng tìm hiểu xem dưới góc độ ngôn ngữ và dưới góc độ pháp lý, hai khái niệm này được hiểu như thế nào nhé!

    * Dưới góc độ ngôn ngữ - Theo từ điển tratu.soha:

    Tham nhũng là động từ, diễn tả hành động lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng nhiễu dân.

    Tham ô là động từ, diễn tả hành động lợi dụng quyền hạn hoặc chức trách để ăn cắp của công.

    Như vậy, ta có thể hiểu Tham nhũng là hành động lợi dụng quyền hạn hoặc chức trách để ăn cắp của công và nhũng nhiễu dân. Theo đó, Tham ô là hành vi của tham nhũng và chỉ có "các quan" mới có hành vi tham nhũng.

     * Dưới góc độ pháp lý

     Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018::

    “Điều 2. Các hành vi tham nhũng

    1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

    a) Tham ô tài sản;

    b) Nhận hối lộ;

    c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

    đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

    g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

    h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

    k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

    l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

   m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

   2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

    a) Tham ô tài sản;

    b) Nhận hối lộ;

    c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.”

    Theo đó Tham ô là một trong những hành vi của Tham nhũng.

    Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”

     Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội tham ô tài sản, theo đó xác định được tham ô là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Tức là, chức vụ, quyền hạn và tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp này phải có mối quan hệ với nhau. Vì có chức vụ, quyền hạn nên mới được quản lý tài sản và nhờ vào đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mình quản lý.

    Ví dụ: Cô A là thủ quỷ của một cơ quan, A đã lấy tiền của cơ quan để phục vụ cho mục đích cá nhân. Như vậy, vì A là thủ quỷ nên có quyền tiếp cận, quản lý tài sản của cơ quan, A đã sử dụng quyền hạn đó để lấy tài sản của cơ quan à A tham ô tài sản của cơ quan và tùy theo tính chất và mức độ mà cô A sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

    Tóm lại, dù là dưới góc độ ngôn ngữ hay dưới góc độ pháp lý thì Tham nhũng và Tham ô vẫn là hai khái niệm riêng biệt mà chúng ta cần phân biệt rõ để sử dụng cho đúng.

  •  20724
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…