Pháp luật Dân sự có quy định các trường hợp "vay giúp" người khác, đó là bảo lãnh và tín chấp. Bảo lãnh là một hình thức "vay dùm" nhưng trong trường hợp người "nhờ" vay không trả được nợ thì người nhận "giúp" phải trả khoản nợ mà mình đã vay.
Trường hợp thứ hai là tín chấp, là việc một tổ chức, thường là tổ chức chính trị, chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp hoặc xã hội nghề nghiệp đứng ra dùng uy tín của mình cam kết cho các hội viên của mình vay vốn tại ngân hàng. Ví dụ: Hội nông dân, hội phụ nữ đứng ra tín chấp để hội viên vay vốn sản xuất...
Trường hợp của bạn vay dùm, chỉ có thể bạn đứng ra vay tại ngân hàng, sau đó bạn cho người kia vay lại, đảm bảo rằng người kia phải trả gốc và lãi sao cho đủ số tiền bạn phải trả hàng tháng tại ngân hàng. Trong trường hợp thân thiết có thể "giúp" mà không cần phải làm hợp đồng gì.
Nếu để cho chắc ăn, bạn làm hợp đồng vay tài sản. Các điều khoản cụ thể, bạn xem thêm tại Chế định hợp đồng (Mục 4), loại hợp đồng vay tài sản (Từ điều 471 đến điều 476) trong
Bộ Luật dân sự.