DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thắc mắc về tình huống hợp đồng kinh tế!

Dạ kính thưa  luật sư, em có một số tình huống về những vấn đề liên quan đến hợp đồng kinh tế chưa giải quyết được. Em kính nhờ luật sư có thể giải đáp dùm em với được không ạ. Một số tình huống như sau:

Tình huống 1 : công ty A ký hợp đồng mua 200 tấn gạo trị giá 1,5 tỷ đồng với công ty B. Trong hợp đồng 2 bên thỏa thuận ngày 21/9/2009 giao hàng tại cảng C. Đến ngày 21/9/2009 công ty B chở 200 tấn gạo như thỏa thuận đến cảng C nhưng A không đến nhận. Ngày 22/9/2009 toàn bộ số hàng trên bị hỏng do bị ướt mưa. Hỏi bên nào phải chịu trách nhiệm trong những trường hợ sau: a) hàng hóa bị hỏng do mưa lớn. b) hàng hóa bị hỏng do lũ bất ngờ.

Tình huống 2: ngày 14/1/2009 công ty liên doanh A ký hợp đồng bán cho công ty TNHH một dây chuyền chế biến thực phẩm trị giá 2,2 tỷ đồng. hai bên thỏa thuận, công ty LD A phải bảo hành dây chuyền trong vòng 12 tháng. ngày 25/3/2009 dây chuyền chế biến trên bị gặp trục trặc về mặt kỹ thuật và ngưng hoạt động. Công ty B gửi ngay công văn sang LD A yêu cầu cử chuyên viên kỹ thuật sang khắc phục sự cố. Mặc dù đã nhận được công văn nhưng đến ngày 6/4/2009 công ty A vẫn chưa trả lời và không cử chuyên viên sang sửa chữa. Do vậy công ty B đã tự mình lập biên bản về sự cố trên và thuê người đến sữa chữa với chi phí là 50 triệu đồng. Ngày 15/4/2009, công ty B gửi yêu cầu công ty A phải thanh toán số tiền 50 triệu đồng nói trên và đòi bồi thường thiệt hại do ngưng sản xuất là 200 triệu đồng cũng như phạt vi phạm hợp đồng, nhưng phía công ty A đã từ chối yêu cầu trên, vụ việc đã được khởi kiện tại toàn án. Hãy nêu cách xử lý.

Tình huống 3: Công ty hợp danh H có 3 thành viên hợ danh là A,B,C ngoài ra còn có D và E là thành viên góp vốn( được biết A góp vốn vào công ty là 100 triệu). Sau một thời gian hoạt động A muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho N là bạn đồng nghiệp với A, cùng là luật sư và N sẽ trở thành thành viên hợp danh thay thế A. vấn đề này được C,D,E đồng ý, còn B không đồng ý. Giải quyết vấn đề trên theo luật doanh nghiệp.

Tình huống 4:  A,B,C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH kinh doanh vận tải hành khách. Họ thỏa thuận góp vốn bằng tài sản cụ thể: A góp căn nhà trị giá 500 triệu đồng, B và C mỗi người góp 5 xe ca và 5 xe du lịch. Trong thời gian nộp hồ sơ và đang chờ cấp giấy CNĐKKD, một xe của họ gây tai nạn giao thông khi chuyên chở hàng khách. Ai phải chịu trách nhiệm về vụ việc trên (loại trừ trách nhiệm hình sự trong vụ này.)

Tình huống 5: Cty A (VN) ký hợp đồng bán cho công ty B (HQ) 5000 tấn gỗ tràm bông vàng. Điều kiện giao nhận thỏa thuận như sau: khi hàng lên tàu tại cảng SG, Vinacontrol sẽ kiểm tra khối lượng hàng bằng cách đo mớn nước tàu và lập chứng thư giám định rồi fax trước cho OMIC (một tổ chức tương tự ở HQ). Khi hàng đến nơi OMIC sẽ đo mớn nước tàu theo tiến độ bốc dỡ và cũng fax số liệu sang cho Vinacontrol. Nếu số liệu của hai bên chênh lệch nhau thì bên bán và bên mua sẽ chia đôi phần chênh lệch đó. Vinacontrol thực hiện đúng nhiệm vụ, nhưng khi lên tàu sang đến nơi sắp bốc dở thì có tin là sắp có bão, thuyền trưởng quyết định vừa dỡ gỗ vừa bốc hàng mới lên tàu. OMIC không đo được theo mớn nước tàu nên quyết định cân theo từng xe và cộng dồn. Kết quả số liệu của OMIC hụt so với kết quả của Vinacontrol khoảng 300 tấn. Giữa hai bên phát sinh tranh chấp. vụ việc trên được giải quyết như thế nào?
  •  27141
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…