DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thắc mắc về Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Như đã biết, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Vì là hình dáng bên ngoài của sản phẩm nên KDCN cũng có thể giúp phân biệt được hàng hóa của các chủ thể khác nhau.

Do vậy, giữa nhãn hiệu và KDCN có sự giao thoa nhất định, đặc biệt nếu nhãn hiệu là hình ảnh ba chiều, trong đó dạng điển hình nhất của nhãn hiệu hình ba chiều là hình dáng hàng hóa hoặc bao bì. Trong trường hợp này nếu chúng đáp ứng được cả các điều kiện của KDCN và nhãn hiệu thì đều có khả năng được bảo hộ bằng quyền đối với cả hai đối tượng này.

Chính vì vậy, mới tồn tại khả năng nhãn hiệu hay KDCN tuy được bảo hộ bởi điều kiện khác nhau nhưng vẫn có thể trùng hay tương tự nhau, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Vấn đề là, quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) của nước ta hiện nay chỉ không chấp nhận bảo hô cho nhãn hiệu tương tự với KDCN đã được bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn/ngày ưu tiên sớm hơn, chứ không đòi hỏi điều tương tự với KDCN.

Cụ thể, điểm n khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định rằng nhãn hiệu không có khả năng phân biệt nếu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với KDCN của người khác được bảo hộ trên cơ sở đăng ký KDCN có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Do đó, nhãn hiệu không được bảo hộ.

Trong khi đó, các quy định về điều kiện bảo hộ KDCN lại không có trường hợp nào liên quan đến việc KDCN trùng hay tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trước.

Vấn đề nêu trên có lẽ là điểm cần lưu ý đối với những chủ thể đã mất nhiều công sức, tiền bạc cho việc xây dựng phát triển nhãn hiệu hay KDCN của mình. Thiết nghĩ, pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên cân nhắc bổ sung quy định về lỗi hỏng trên.

  •  4625
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…