DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thắc mắc nực cười với câu chuyện “Đạo văn” của Giáo sư Tồn?

Đạo văn được xem là việc sử dụng từ ngữ hay ý tưởng của người khác như là của mình, đây là một hành vi gian lận nghiêm trọng, nó chẳng khác nào “ăn trộm chất xám” của người khác. Có thể nói, dù là trong học thuật nói riêng và trong hoạt động khoa học sáng tạo nói chung, “yếu tố mới” luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cũng như thành quả của người nghiên cứu, từ đó thể hiện sự huy sinh, công cuộc đóng góp của họ vào kho tàng chung của nhân loại. Mặt khác, đạo văn còn gây ra tác động xấu làm ảnh hưởng đến sự khách quan và liêm chính của khoa học nghiên cứu nói chung. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp chống hành vi đạo văn và phương hướng xử lý thích  đáng đối với các trường hợp vi phạm.

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin “đạo văn” của một giáo sư ngành Ngôn ngữ học. Cụ thể, mới đây ngày 17/05/2018, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đã có công văn đề nghị Hội đồng Chức danh ngành Ngôn ngữ học khẩn trương kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản phản hồi về thông tin Giáo sư Nguyễn Đức Tồn – thành viên Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học đã có “đạo văn”. Theo đó, mặc dù chưa nhận được đơn thư tố cáo về việc Giáo sư Tồn đạo văn nhưng từ thông tin dư luận, báo chí phản ánh, với chức năng nhiệm vụ của mình thì Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước đã vào cuộc yêu cầu xác minh sự việc yêu cầu Hội đồng chức danh Giáo sư ngành ngôn ngữ học báo cáo về việc này. 

Vụ việc này cụ thể như sau: Trong cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” – NXB ĐHQG Hà Nội 2002 của Giáo sư Tồn được cho là:

+ Đã lấy gần như toàn bộ luận án phó tiến sĩ của bà Nguyễn Thúy Khanh có tên “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” được bảo vệ năm 1996 tại Viện Ngôn ngữ học. Bà Nguyễn Thúy Khanh cũng là nghiên cứu sinh do Giáo sư Tồn hướng dẫn.

+ Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng được cho là đạo gần như toàn bộ 96 trang luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Cao Thị Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học, khóa 1991-1995 của ĐH Tổng hợp Hà Nội có tên “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt”, được bảo vệ năm 1995.

Thực ra, sự việc trên đã bị phanh phui tố cáo vào năm 2002.  Mặt khác, Giáo sư Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học cũng khẳng định việc ông Nguyễn Đức Tồn "đạo văn" là có thật. Tuy nhiên, cũng theo Giáo sư Thêm thì việc "đạo văn" đã khiến ông Tồn trải qua 7 năm hồ sơ xét giáo sư không được thông qua,  (từ năm 2002 – 2009). Nhưng đến cuối cùng đến năm 2009 ông đã được thông qua vì tinh thần nhân văn và lòng vị tha: “Các ý kiến Hội đồng phát biểu đều nhận định rằng ông Tồn đã có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời” – Giáo sư Thêm cho hay.

Tuy nhiên, thời gian dần đây vụ việc lại được lật lại và Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đã vào cuộc để đưa ra kết luận xác minh rõ ràng. Vậy giả sử nếu như kết luận điều tra khẳng định “Giáo sư Tồn đạo văn” thì ắt hẳn ông Tồn sẽ không yên ổn với cái ghế “thành viên Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học”, ngoài ra ông cũng có thể phải chịu kỷ luật theo quy định của cơ quan đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học.

Khi đọc thông tin về vụ việc này mình cảm thấy thật nực cười khi mà trước kia, vào thời điểm năm 2002 cũng đã có kết luận rằng ông Tồn đạo văn, sau đó với lý do “tinh thần nhân đạo và nhân văn sâu sắc của Việt Nam” nên ông chỉ phải trả giá cho hành vi sai trái của mình trong thời gian 07 năm, đến năm 2009 ông đã được truốt sạch lỗi lầm và được phong hàm Giáo sư. Để rồi… 09 năm sau đó, năm 2018 ông lại được đưa phán xét lại với hành vi đạo văn gian dối đó một lần nữa…?!

Nguồn: Bài viết có sự tham khảo tư liệu từ Báo Dân trí.

  •  4026
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…