Tuy rằng bố bạn có tiền sử bị bệnh tâm thần, tuy nhiên, như bạn nói thì
khoảng 4 năm nay bố bạn vẫn sinh hoạt như một người bình thường, như vậy, có thể thấy rằng vào thời điểm giao kết hợp đồng trên thì bố bạn hoàn toàn có năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp gia đình bạn có thể chứng minh ngược lai (thời điểm đó, bệnh thần kinh của bố bạn tái phát).
Tuy nhiên, theo tôi điều này sẽ vô cùng khó khăn, bởi thời điểm giao kết hợp đồng đến này đã hơn 2 tháng và gia đình bạn đều biết việc này (chưa kể sẽ có người khác cũng biết). Và liệu gia đình bạn có thể giải thích được,
tại sao biết bố bạn đang bị bệnh tâm thần và ký hợp đồng trong trạng thái đó, phía gia đình bạn không hề có phản ứng thể hiện sự không đồng tình với bạn hợp đồng đó ?
Như vậy, có hai phương án như sau có thể giải quyết vấn đề:
-
TH1:
Nếu có đủ bằng chứng để chứng minh vào thời điểm giao kết hợp đồng dịch vụ đó, bố bạn phát bệnh (tâm thần) trở lại, hợp đồng đó đương nhiên vô hiệu và phía gia đình bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường bất cứ thiệt hại nào của phía bên môi giới.
-
TH2:
Nếu không có đủ bằng chứng để chứng minh vào thời điểm giao kết hợp đồng
dịch vụ đó, bố bạn phát bệnh (tâm thần) trở lại, hợp đồng đó đương nhiên
có hiệu lực như tôi đã phân tích trong bài phản hồi đầu tiên. Theo đúng như bạn nói, hợp đồng quy định "
nếu hủy hợp đồng, bố bạn phải bồi thường bằng đúng giá trị lô đất trên". Đây có thể chính là phao cứu sinh duy nhất cho phía gia đình bạn, bởi theo quy định của pháp luật,
gia đình bạn đơn phương hủy hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại cho phía bên môi giới nếu bên môi giới chứng minh được thiệt hại phát sinh do việc hủy hợp đồng (tất nhiên, đó chi là những chi phí phía bên môi giới bỏ ra để thực hiện hợp đồng và không thể nào lớn đến mức bằng với giá tri lô đất). Đây có thể chính là một sơ hở trong việc soan thảo hợp đồng của phía môi giới, nếu như quy định "
nếu hủy hợp đồng, bố bạn phải chịu phạt bằng đúng giá trị lô đất trên" thì việc gia đình bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ tức là biếu không lô đất cho phía họ.
Bộ luật dân sự 2005 viết:Điều 525. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
Theo tôi, tỷ lệ rủi ro thiệt hại về phía gia đình bạn sẽ lớn hơn rất nhiều, nên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ là biện pháp cuối cùng khi mà bên kia không thực hiện công việc theo đúng trách nhiệm hoặc không có khả năng thực hiện công việc. Do đó, trước tiên, gia đình bạn nên gặp gỡ thảo luận lại với bên môi giới, ấn định một thời hạn rõ ràng, kiểm tra tiến độ hoàn thành đến đâu, bởi có thể họ đang cố gắng trong khả năng để thực hiện hợp đồng và đã phải bỏ ra khá nhiều chi phí.
Việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thực tế, 2 tháng cũng chưa phải là dài !Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.