DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tệ nạn mại dâm nam, đồng tính: phát hiện nhưng khó xử lý

Tệ nạn mại dâm nam, đồng tính: phát hiện nhưng khó xử lý

Tệ nạn mại dâm nam, đồng tính trong mấy năm gần đây đang đi theo chiều hướng phức tạp. Pháp lệnh Phòng chống mại dâm sau 15 năm thi hành đã có những quy định không còn phù hợp, tạo điều kiện để các đối tượng bán dâm nam đang ung dung nằm “ngoài vùng phủ sóng”.

Quy định đã lỗi thời

Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, mại dâm bao gồm mua dâmbán dâm. Trong đó, bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

Theo quy định này, để xác định mại dâm thì phải xảy ra hành vi giao cấu, mà hiện nay bản chất của giao cấu chỉ được hiểu là quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Như vậy, nếu hành vi thực hiện giữa nam và nam thì không thể gọi là mại dâm. Và các văn bản xử lý vi phạm đối với hành vi mua, bán dâm, không thể xử lý hành vi này.

Có lẽ chỉ có hiếm hoi một trường hợp xử lý, đó là nếu người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người mua dâm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 148 Bộ luật hình sự 2015.

Hiện trạng nhức nhói

Từ việc quy định của pháp luật không thể điều chỉnh, nên hiện nay tệ nạn mại dâm đồng tính diễn biến ngày càng phức tạp, nguy hiểm, phổ biến trong nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ trá hình như nhà hàng, quán bar, vũ trường, xông hơi, xoa bóp, karaoke, spa, massage,…

Hiện nay, không ít sinh viên nam do hoàn khó khăn, thiếu tiền tiêu xài, bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào con đường mại dâm. Việc sa vào tệ nạn này ảnh hưởng không chỉ đến việc học tập mà còn làm mất cả tương lai phía trước.

Tâm lý người đồng tính nam muốn che giấu thân phận nên tìm cách thỏa mãn nhu cầu bằng các quan hệ nhanh gọn nên các đối tượng tội phạm thường lợi dụng để lừa đảo, giết người cướp tài sảnHậu quả nguy hại của nó ai cũng có thể thấy được. Trước là gây mất an ninh trật tự, tệ nạn bảo kê, sau là làm suy thoái các giá trị truyền thống, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng do tỉ lệ lây nhiễm HIV ở mại dâm đồng tính nam cao hơn so với đối tượng mại dâm nữ.

Pháp luật hiện hành Xử lý như thê nào: 

Cơ sở chứa chấp mại dâm:

Theo Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP,  Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý. Ngoài ra, Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng

 

Người mua dâm
Theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm, hoạt động mua bán dâm cấu thành khi một người giao cấu với người khác, trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất.
Theo quy định pháp luật hiện hữu, giao cấu là quan hệ tình dục khác giới. Vì thế, phải xác định lại giới tính của người mua dâm và bán dâm. Nếu người dùng vật chất trao đổi tình dục  là nữ, thì xử lý theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm.
Nhưng trong trường hợp này, người mua và bán dâm đều là nam, hiện tại pháp luật chưa có quy định xử lý mua bán dâm đồng tính.

Đề xuất hướng giải quyết

Để đấu tranh có hiệu quả hơn với tệ nạn mại dâm nam, đồng tính, các cơ quan có thẩm quyền cần có cái nhìn mới, đầy đủ hơn trong việc xác định bản chất cũng như hậu quả của mại dâm đồng tính. Từ đó,sửa đổi quy định hiện hành theo hướng:

Một là, sửa đổi khái niệm về mua dâm, bán dâm theo hướng chuyển từ “giao cấu” sang “quan hệ tình dục” để điều chỉnh cả hành vi mại dâm nam, đồng tính.

Hai là, quy định chế tài mới nặng hơn đối hành vi mua, bán dâm, tổ chức, môi giới mại dâm, đặc biệt là đối với mại dâm đồng tính.

Khi pháp luật đã quy định rõ hành vi, đối tượng,mức xử phạt đủ sức răn đe thì công tác đấu tranh với mại dâm nam, đồng tính sẽ đạt hiệu quả, không phải lúng túng do thiếu quy định như hiện nay.

  •  20809
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…