DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tập sự Luật sư - gian nan rào cản nghề nghiệp !!!

 

     Hẳn không ít sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học Luật vỡ mộng khi mang tấm bằng cử nhân và chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư đến gõ cửa của các VPLS và Công ty Luật để xin “tập sự hành nghề luật sư”.

     Qua trao đổi với nhiều bạn trẻ can qua, dù bận việc nhưng tôi cũng “thử” tìm đến các VPLS và Công ty Luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để “xin tập sự”. Đúng là có đi mới biết gian nan!

     Làm pháp chế cho một doanh nghiệp khá lớn tại Tp.HCM nên được nghỉ ngày thứ 7, tôi quyết định dành trọn ngày lặn lội tìm hiểu các VPLS, Công ty Luật trên các trang mạng đăng tuyển, tôi bắt đầu cuộc hành trình “tìm kiếm cơ hội” trở thành luật sư.

     Câu trả lời chung của các LS đang hành nghề là: hiện nay điều kiện tiếp nhận luật sư tập sự khắt khe lắm, nên rất khó khăn; nào là phải 3 năm hành nghề luật sư, mỗi luật sư chỉ được hướng dẫn tập sự cho 3 người… Nào là hành nghề luật sư khó lắm, không dễ tồn tại, phải chuẩn bị mọi thứ trước…

     Với vẻ ngây ngô, hỏi mọi thứ chuẩn bị trước là gì?

     Thần mặt ra khi nghe "chuẩn bị tiền bạc", à, là vì hiện này điều kiện tiếp nhận luật sư tập sự khá khó khăn nên không dễ để lựa chọn người tập sự thích hợp. Bởi tập sự chỉ là học việc, mà học việc không đóng học phí là may lắm rồi, đừng nói đến chuyện được hưởng một khoản lương nho nhỏ một hai triệu tiền xăng xe, lộ phí…

     Gọi điện cho mấy đứa bạn đang hành nghề luật sư tìm hiểu xem nội tại của vấn đề là gì! Không bất ngờ và không ngoài dự đoán. Hiện này, do khó khăn về kinh tế nên các Luật sư cũng không mặn mà tiếp nhận người tập sự; một phần không có nhiều việc để hướng dẫn, một phần cũng vì lý do bất đắc dĩ.

     Nhận hay không là quyền của các Luật sư, vì vậy, đã “dạy nghề” rồi mà phải trả lương nữa thì đúng là “quá thiệt thòi” cho luật sư. Không ít người khi học nghề xong trở thành một đối trọng nặng ký trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Bởi vậy, thắt chặt “đầu vào” là giải pháp tốt nhất và mang tính lâu dài.

     Một số người cho rằng việc đăng tuyển của các VPLS, Công ty Luật hiện này là ảo, nhằm tìm kiếm hồ sơ để khai thác khoảng trống của pháp luật về thuế, quảng bá thương hiệu trên các trang mạng. Một số khác thì bảo họ đăng tuyển để tìm những người chỉ muốn “ký hồ sơ tập sự” chứ không muốn người tập sự đến tập sự chân chính.

     Theo cách “ký hồ sơ tập sự” thuận cả đôi đường, (1) một là không mang thêm gánh nặng trả lương, (2) hai là không mất bí kíp nghề nghiệp – một đối thủ (có thể) trong tương lai, (3) ba là kiếm thêm được một khoản thu nhập cho riêng mình. Theo thông tin, mỗi bộ hồ sơ được “ký” và “đóng dấu”, người tập sự bỏ ra từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng, tùy danh tiếng của luật sư, chưa kể các khoản định kỳ tháng, phí khác. Tất nhiên khoản này sẽ dao động “có” hoặc “không” tùy mức độ “quen biết” và “mối quan hệ” với những người có vị trí trong hệ thống ngành tư pháp giới thiệu đến.

     Tp.HCM, đến đầu năm 2013 có khoảng 1.195 tổ chức hành nghề luật sư với khoảng 4.783 người hành nghề luật sư, trong đó khoảng 3.277 luật sư hành nghề chính thức. Mỗi luật sư mất 18 tháng để hướng dẫn cho 3 người tập sự so với hàng năm, hệ thống trường đại học đào tạo ra quả là một con số quá bé nhỏ. Một điều đáng nói là cách làm này chỉ tạo điều kiện cho những người “có điều kiện” trở thành luật sư, còn khó đảm bảo rằng đội ngũ luật sư được đào tạo “đảm bảo chất lượng” hoặc đảm bảo yếu tố “yêu nghề” trong đó. 

Nếu không có gì thay đổi, con đường hướng nghiệp luật sư của không ít bạn trẻ sẽ còn nhiều gian nan, thử thách.

  •  47570
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…