DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tảo hôn và hậu quả pháp lý đáng quan tâm

Có lẽ tảo hôn là thuật ngữ không quá xa lạ với tất cả mọi người. Đây vấn đề tuy không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, nó vẫn đang hiện hữu ở từng ngóc ngách của làng, xã, trong rất nhiều gia đình đặc biệt là ở nông thôn, miền núi.

Những người dân ở nông thôn, làng quê hẻo lánh hay dân tộc thiểu số ở miền núi dường như không biết đến việc tảo hôn là vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý, nên họ vẫn thực hiện ngày qua ngày đời qua đời. Thậm chí là dù cho người biết luật vẫn cố ý trái luật.

Vậy tảo hôn là gì? Và nếu có hành vi tảo hôn thì phải chịu những trách nhiệm pháp lý gì? Tảo hôn là việc nam nữ kết hôn trước tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật ở đây chính là Luật hôn nhân gia đình 2014 tại điểm a, khoản 1, điều 8 tức nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ18 tuổi trở lên mới được kết hôn.

Mặc dù kết hôn là hành vi tự nguyện của các bên, nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi tảo hôn và người tổ chức tảo hôn tùy theo mức độ mà hoặc phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trách nhiệm hành chính, theo Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, có hai trường hợp bị xử phạt hành chính gồm: hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

Không dừng lại ở việc bị xử phạt hành chính, hành vi tảo hôn còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 145 Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi năm 2017 như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Sở dĩ, phải chịu trách nhiệm hình sự là vì hành vi tổ chức tảo hôn đã tái phạm và mang tính nguy hiểm hơn.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp ngoại lệ là nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đủ tuổi kết hôn, nay đã đủ tuổi đăng ký kết hôn và đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì họ có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Mong rằng những kiến thức này có thể giúp mọi người hiểu hơn về tảo hôn và tránh phạm luật.

  •  15682
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…