DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tăng lương trong thời gian nghỉ thai sản thì quyết định có hiệu lực không?

Xem thêm:

>>> 20 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

>>> Hướng dẫn từ A đến Z chế độ thai sản với nam giới


Vấn đề về tiền lương, các khoản trợ cấp BHXH vẫn luôn là mối quan tâm đối với người lao động. Thông thường, tại các doanh nghiệp sẽ có quy định về khoảng thời gian xét tăng lương khoảng 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần tùy theo quy định tại các doanh nghiệp đó. Vậy, nếu thời gian xét tăng lương của người lao động rơi vào dịp nghỉ thai sản thì người lao động có được tăng lương không? mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì người lao động được hưởng chế độ khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

…”

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 86 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định”

Do đó, theo quy định trên thì trong thời gian nghỉ chế độ thai sản thì người lao động chỉ được hưởng trợ cấp theo chế độ bảo hiểm xã hội bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc mà không được hưởng lương và người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong thời gian này.

Vậy nên, trong trường hợp thời gian xét tăng lương đối với người lao động trong thời gian này chưa được áp dụng. Sau người lao động quay lại làm việc có thể đề xuất với người sử dụng lao động để được xem xét tăng lương vì lúc này người lao động mới bắt đầu quay lại làm việc và hưởng lương tại doanh nghiệp.

  •  14408
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…