DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tản mạn về tham nhũng, hối lộ!!!!

Qua kết quả khảo sát gần đây của Ernst & Young. Theo đó, có tới 96% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi đã xác nhận từng có liên quan đến hối lộ hay tham nhũng. Tương tự, theo một cuộc điều tra khác của VCCI vào năm 2009, có 59% doanh nghiệp phải mất “phí bôi trơn”; gần 62% số doanh nghiệp được hỏi thừa nhận phải có “mối quan hệ” với cán bộ tỉnh mới tiếp cận được các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển hạ tầng…; 41% doanh nghiệp thừa nhận phải thương lượng với cán bộ thuế địa phương mới làm ăn suôn sẻ…Cũng theo kết quả khảo sát nói trên, đáng nói là nhiều doanh nghiệp không cho rằng việc “quan hệ”, chung chi ảnh hưởng, trở ngại lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khảo sát của Ernst & Young cho biết chỉ có 3% trong số 6.700 doanh nghiệp cho biết “tham nhũng gây khó khăn lớn” cho họ.”

Vấn đề hối lộ hay tham nhũng, từ lâu đã tón biết bao nhiêu giấy mực của các nhà báo, các nhà nghiên cứu, hay cả những người dân bình thường.

Lâu nay đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm ngăn chặn hay chí ít cũng nhằm giảm bớt tình trạng tham nhũng hiện nay ở nước ta. Các phương thức các giải pháp để phòng chống tham những hay hồi lộ lâu nay chủ yếu chỉ xoay quanh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, có thể đó là một nguyên nhân chính yếu, và là cách tốt nhất nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tham nhũng, hối lộ.

Ở đây tôi không bàn về vấn đề thay đổi, quy định mới hoặc hoàn thiện hệ thống pháp luật hay chính sách. Thực tế mọi vấn đề xảy ra luôn có nguyên nhân tất yếu của nó, và nếu nguyên nhân đó xuất phát từ con người thì trước tiên phải triệt tiêu nguyên nhân đó triết sau đó mới nghĩ đến việc bó buộc, ràng buộc bằng các quy định của pháp luật.

Rất ít câu hỏi được đưa ra là tại sao công chức, cán bộ nhà nước lại tham nhũng, nhận hối lộ? Với mức lương của một công chức cán bộ nhà nước hiện nay liệu họ có đủ sống? Nếu không đủ sống họ phải tìm ra nguồn thu đảm bảo hơn cho cuộc sống, mà còn gì đơn giản hơn khi tận dụng quyền lực mình có trong tay?. Nói chung theo tôi Ngoài vấn đề pháp luật và chính sách thì vấn đề cơm áo gạo tiền là nguyên nhân quan trọng khiến một người tham nhũng, nhận hối lộ.

Những con số ở đầu bài bất chợt cho tôi một suy nghĩ về cái vòng luẩn quẩn, dù những con số đó không thống kê được số tiền chi cho hối lộ là bao nhiêu. Cái vòng luẩn quẩn đó được tôi nghĩ đơn giản thế này: tôi được trả lương thấp so với khả năng, tôi sẽ lười biếng làm việc và không có trách nhiệm cao với công việc, dẫn đến công việc không giải quyết hết hoặc hiệu quả, dẫn đến phải thêm người giả quyết công việc, thêm người thì lương thấp mà khó có thể tăng lên, lương thấp thì tìm cách “kiếm thêm”, doanh nghiệp hoặc người dân nếu là nạn nhân của việc kiếm thêm đó sẽ tìm cách lẩn trốn các nghĩa vụ tài chính với nhà nước để bù đắp khoản bị “kiếm thêm đó”, từ đó nguồn thu nhà nước không đảm bảo, lại không có tiền tăng lương………….Hơi loằng ngoằng nhỉ, nhưng cái vòng luẩn quẩn này nếu không được giải quyết thì nó sẽ ngày càng mở rộng giống như cái quy luật phát triển của triết học.

Theo tôi, việc chống tham nhũng và hối lộ trước tiên phải bắt đầu từ việc giải quyết thu nhập cho cán bộ công chức để họ yên tâm công tác, để tăng lương cho họ trước mắt hãy tinh giản bộ máy cơ quan nhà nước, mà muốn tinh giản thì cán bộ công chức phải có chuyên môn và kỹ năng làm việc cao, vậy phải tuyển chọn cán bộ công chức có chuyên môn phù hợp (chứ không phải cứ vô làm trước rồi đi học bổ túc văn hóa hay tại chức).

Ông cha mình có câu : “Có thực mới vực được đạo”, nên theo tôi làm cái gì cũng nên nhìn vào nồi cơm trước. Chứ nếu cứ chăm chăm vào các quy định pháp luật thì cũng không ổn.

Pháp luật do con người tạo ra.

Con người túng quẫn thì có thể nghĩ ra mọi điều và làm được mọi điều.

  •  24591
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…