Việc tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định tại Điều 32, Điều 33 Bộ luật Lao động 2012.
"Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận."
Tạm hoãn HĐLĐ có nghĩa là hợp đồng tạm thời dừng lại, trong thời gian này công ty không phải trả lương cho NLĐ (không có quy định trực tiếp đề cập đến, nhưng dựa vào nguyên tắc chung là không làm việc thì sẽ không có lương, trừ trường hợp các bên có thỏa thuân khác). Đồng thời nguyên tắc, NLĐ không đi làm và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì tháng đó sẽ không tham gia BHXH (khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)