DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tại sao tòa phúc thẩm không áp dụng lãi suất quá hạn mà áp dụng lãi suất chậm trả?

Kính gửi Các Anh Chị bên ngành tòa án

Tôi là 1 công dân bình thường và mới nhận được bản án từ tòa Phúc Thẩm vào ngày 06/06/2022

Tôi tóm tắt sự việc của Tôi như sau: Tôi có cho Cty A vay số tiền là 1Ty5 từ ngày 17/1/2020 đến 31/12/2020 với Lãi suất ghi trong hợp đồng là 5%/tháng ngoài ra không có thỏa thuận lãi suất nào khác. Do Cty A không trả tiền nên tôi làm đơn khởi kiện và nội dung Tôi đã chỉnh sủa trước khi tòa sơ thẩm xét xử là yêu cầu Cty A thanh toán nợ gốc và lãi suất là 20%/năm tính từ ngày 17/1/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm. Bản Án của tòa sơ thẩm là chấp nhận đơn của tôi là bắt Cty A trả Tôi nợ gốc 1Ty5 và tiền lãi với lãi suất là 20%/năm tính từ ngày vay đến ngày tuyên án sơ thẩm 06/12/2021

Bị đơn kháng cáo nội dung chấp nhận nợ gốc 1Ty5 nhưng xem xét giảm tiền lãi suất do ảnh hưởng dịch bệnh covid nhưng trong suốt quá trình giải quyết không đưa ra bất kỳ giấy tờ nào chỉ nói miệng mặc dù trong phiên Tòa Phúc Phẩm có thẩm phán yêu cầu đưa giấy tờ. Sau đó Tòa Phúc Thẩm ra quyết định sửa bản án của tòa sơ thẩm như sau về lãi suất

Lãi từ ngày 17/01/2020 đến ngày 31/12/2020 là 20%/năm

Lãi từ ngày 31/12/2020 đến thời điểm xét xử sơ thẩm 06/12/2021 là 15% X 11 tháng 5 ngày ( Viện dẫn khoản 2 diều 468 và khoản 5 điều 466)

Trong phần quyết định Tòa Phúc Thẩm có ghi câu thật sự Tôi không hiểu nội dung này

Trường hợp Cty A chậm thực hiện nghĩa vụ giao tiền cho Tôi thì Cty A phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 điều 468 của Bộ Luật dân sự là 20%/năm trên số tiền phải hoàn trả; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ Luật dân sự là 10%/năm

Với câu này theo Tôi nghĩ vậy là từ ngày 06/12/2021 cho đến khi Cty A trả tiền thì tôi chỉ nhận được lãi suất có 10%/năm

Ngoài ra bản án Phúc Phẩm còn tuyên Tôi phải chịu 1 phần án phí khoảng hơn 7tr do chênh lệch lãi suất 20% và 15%

Quan điểm của Tôi như sau

  1. Về án phí như vậy chẳng khác nào nói Tôi làm sai. Tôi có tham khảo thì có đến 4 lãi suất trong hợp đồng vay tài sản gồm Lãi trong hạn, Lãi quá hạn, Lãi chậm trả và Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả. Tôi làm sao biết được Tòa áp dụng lãi suất nào, và trong đơn ban đầu Tôi cũng yêu cầu tính lãi theo quy định của pháp luật nhưng do Tòa sơ thẩm yêu cầu Tôi phải ghi ra con số cụ thể
  2. Về lãi suất: trong thực tiễn Tôi chắc chắn hầu hết các hợp đồng vay tài sản các bên đều không thỏa thuận tiền lãi quá hạn vì khi thực hiện giao kết hợp đồng các bên đều tự nguyện giao kết và luôn mong muốn các bên không vi phạm thỏa thuận. Luật pháp đưa ra nhiều quy định được xem là chế tài nhằm mục đích ràng buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm nghĩa vụ của mình
  3. Với quyết định lãi suất của Tòa Phúc Thẩm theo quan điểm của Tôi không đúng với tình thần của Nghị Quyết 01/2019/NQ-HĐTP – Hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật về Lãi suất

TÔI RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ PHẢN BIỆN TỪ CÁC ANH CHỊ TRONG TÒA ÁN VỀ TRƯỜNG HỢP CỦA TÔI

Tôi xin chân thành cảm ơn

  •  456
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…