DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tại sao Thủ tướng là người ký quyết định “giao quyền Bộ trưởng”?

Mới đây, tại Quyết định 900/QĐ-TTg ký ngày 25/07, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối với thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Hình ảnh thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng

Trước đó, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021. Ngày 23/07, Chủ tịch nước ký quyết định tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.

 

Có 02 thắc mắc được nhiều bạn đặt ra sau sự việc trên:

Thứ nhất: Tại sao Thủ tướng chính phủ không phải là người ký quyết định tạm đình chỉ đối với Bộ trưởng (thành viên của Chính phủ)?

Thứ hai: Tại sao Chủ tịch nước không phải là người ký quyết định giao quyền Bộ trưởng, trong khi về nguyên tắc thì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Bộ trưởng là do Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước ra quyết định?

 

Lời giải đáp cho 02 câu hỏi trên đều được đề cập cụ thể tại khoản 3 và khoản 5 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ 2015. Theo đó:

- Trả lời câu hỏi thứ nhất:

Thủ tướng chính phủ có quyền trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian Quốc hội không họp thì Thủ tướng trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV mới kết thúc, thời gian này đang trong thời gian Quốc hội không họp nên chiếu theo quy định trên thì Chủ tịch nước sẽ là người ký quyết định tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.

-Trả lời câu hỏi thứ hai:

Trong thời gian Quốc hội không họp, Thủ tướng chính phủ quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Thời điểm này không phải trong thời gian Quốc hội họp, chính vì vậy việc bổ nhiệm Bộ trưởng không thể diễn ra theo quy trình:

(1) Thủ tướng chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn;

(2) Quốc hội phê chuẩn;

(3) Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm;

theo như quy định tại Hiến pháp 2013, Luật tổ chức quốc hội 2014; Luật tổ chức chính phủ 2015.

Do đó, khi chức danh Bộ trưởng Thông tin Truyền thông hiện nay đang bị khuyết thì căn cứ theo khoản 5 Điều 28 Luật tổ chức chính phủ 2015, Thủ tướng sẽ chính là người ra quyết định giao quyền Bộ trưởng để tạm thời đảm nhiệm chức vụ trên.

 

  •  2748
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…