DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tại sao pháp luật không công nhận chùa,... là tư cách pháp nhân để giao dịch?

Vụ sư thầy Thích Thanh Toàn:

Theo luật sư Hùng, nếu nhà sư không nộp vào ngân quỹ của chùa mà giữ làm quỹ riêng thì không có cách nào chứng minh được.

Trường hợp các sư thầy mua bán, chuyển nhượng bất động sản là đất đai bằng tài sản riêng, đứng trên danh nghĩa cá nhân thì đó là tài sản riêng của họ, không chịu sự giám sát của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Như luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã phân tích, các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam thuộc về một tổ chức tôn giáo, với nhà chùa là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, chùa không thể tham gia giao dịch với tư cách một chủ thể độc lập như pháp nhân, nên tài sản sẽ do cá nhân trụ trì đứng tên.

Điều này đưa đến bất cập là nguồn gốc tài sản không phải do cá nhân làm ra nhưng lại do cá nhân sở hữu.

Trong trường hợp sư thầy mất mà không kịp để lại di chúc trả lại tài sản cho chùa thì theo Luật Dân sự về thừa kế, người ở cơ sở tôn giáo không được kế thừa mà con cái của nhà sư sẽ thừa hưởng tài sản đó. Hoặc trong trường hợp sư Toàn, khi ông hoàn tục thì tài sản đứng tên ông nên ông có quyền giao dịch, chuyển nhượng.

Nguồn: Theo https://news.zing.vn/chuyen-gi-xay-ra-neu-su-toan-khong-tra-khoi-tai-san-300-ty-cho-chua-post999437.html

Tôi có thắc mắc nguyên nhân gì pháp luật không công nhận chùa,..... làm cơ sở pháp nhân để giao dịch?

  •  1993
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…