DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tại sao ở ta không có văn hóa tự “tự ứng cử” và “xin từ chức”?

Quyền tự ứng cử và xin từ chức từ lâu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tại Điều 27 Hiến pháp 2013 cũng có quy định:

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Văn bản quy phạm pháp luật quy định là một lẽ, thế nhưng, trên thực tế, chưa từng có trường hợp tự ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nân dân. Phải chăng “quyền tự ứng cử” và “xin từ chức” trong các văn bản chỉ mang tính chất hình thức, chiếu lệ?

văn hóa tự ứng cử

Sở dĩ nước ta không có văn hóa “tự ứng cử” và “xin từ chức” là vì xuất phát từ chủ nghĩa cào bằng bình quân và luôn nghĩ mọi thứ đều phải toàn diện.

Trong một tập thể, nếu bạn cố tình làm khác đi, không giống những người xung quanh, thì lẽ dĩ nhiên rằng bạn sẽ bị ghét và trở thành kẻ bị cô lập bởi tập thể. Điều này xuất phát từ tâm lý cào bằng bình quân của một bộ phận không nhỏ trong xã hội chúng ta hiện nay, họ không thích những ai làm khác mình.

Trước giờ, chưa có ai dám tự ứng cử mình vào các vị trí được xem là “ghế nóng”, bởi vì những người tự ứng cử mình thường sẽ không được đa số đồng tình, ủng hộ.

Nếu so sánh ở cùng 1 vị trí, một người được cả đám đông bầu chọn với một người tự ứng cử, thì bạn sẽ chọn ai?

Mình tin chắc rằng đa phần các bạn sẽ chọn người được cả đám đông bầu chọn, chính vì tâm lý này tạo nên thông lệ rằng,hễ ai tự ứng cử mình thì sẽ không được đa số đồng tình, ủng hộ.

Chính tâm lý này kèm theo với tâm lý rụt rè, không tự tin vì sợ tự ứng cử rồi không trúng nên không ai dám tự ứng cử mình, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, cứ thế mà thành thông lệ cho tới thời điểm hiện nay.

Nhưng bạn cứ thử nghĩ một điều rằng, một người vào làm vị trí lãnh đạo một hệ thống bộ máy nhà nước hoặc đại diện cho dân để quản lý, vận hành bộ máy nhà nước lại không tự tin vào chính năng lực của mình thì bạn có dám trao quyền của mình để họ thay mình quản lý, vận hành đất nước không?

Còn chuyện từ chức, khi cảm thấy mình không còn khả năng để cống hiến, hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình nữa hoặc mình đã làm không tốt những nhiệm vụ được giao thì xin từ chức. Đó là chuyện thường tình ở các nước phát triển, nhưng với nước ta, đó là chuyện lạ vì chưa từng có ?!

Bởi tâm lý đã là người đứng đầu là phải giỏi, phải toàn diện về mọi mặt, nhưng “nhân bất thập toàn” – ai mà không có khuyết điểm, không sai phạm hoặc không một lần vấp ngã, tuy nhiện, việc xin từ chức với đa phần ở xã hội chúng ta hiện nay, bị xem là một điều khá nhục nhã.

Ở các nước phát triển, văn hóa tự ứng cử và xin từ chức từ lâu đã hình thành trong nhận thức của người dân. Với họ, việc tự ứng cử để tranh vào vị trí lãnh đạo, đại diện nhân dân quản lý, vận hành đất nước hay khi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì xin từ chức là chuyện thường, và nó trở thành một thói quen, thông lệ.

Ở nước ta thì ngược lại, không tồn tại văn hóa “tự ứng cử” và “xin từ chức” – điều này trở thành thông lệ từ trước đến nay, đã thành thông lệ thì khó có thể thay đổi được. Chính vì thông lệ này làm cho tốc độ phát triển của nước ta chậm hơn so với nước khác.

 

  •  7234
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…