@ caythongnoel bạn nói việc cha của BacGia lấy hai vợ là vi phạm pháp luật và ngừoi Dì không được công nhận là vợ là thiếu chính xác. Theo quy đinh tại mục 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 27/02/1990 hướng dẫn Pháp lệnh thừa kế thì đối với trường hợp trước 25/03/1977 đối với Miền Nam (bạn BacGia theo những thông tin trên là ở MN) thì một người có nhiều vợ vẫn được Pháp luật công nhận là vợ hoặc chồng của nhau.
: 4. VỀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.
Đối với vấn đề của bạn BacGia tôi xin có ý kiến như sau:
- Như đã nói ở trên, hôn nhân của Cha bạn với Dì bạn được Pháp luật công nhận. Do đó, phát sinh quyền thừa kế giữa Cha bạn và Dì bạn.
- Đối với hai mảnh đất đã được cấp GCNQSD:
Thứ nhất: đ/v mảnh đất 1.500m2:
GCNQSD có nội dung cấp cho Hộ NT như vậy, GCNQSD này cấp cho những người thuộc hộ ông NT do ông NT đại diện đứng tên. Những người đó là những người có tên trong Hộ gia đình ông NT theo Sổ hộ khẩu được Nhà nước cấp cho.
Theo Thông tư Số:17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 Điều 4. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận:
c) Hộ gia đình thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của người đại diện hộ gia đình (là thành viên của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình) theo quy định của pháp luật dân sự;
Theo điều: Điều 24. Luật cư trú 2006 về : Sổ hộ khẩu:
- Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Như vậy, chỉ những người thường trú tại mảnh đất 1.500m2 đó mới được có tên trên sổ Hộ khẩu và như vậy mới được có quyền đối với QSD mảnh đất đó.
Tài sản trên thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên Hộ ông NT: tức cha bạn chỉ có một phần trên đó thôi.
Thứ 2: Đ/v mảnh đất 300 m2 tại nội thành:
Năm 2001 được cấp GCNQSD có tên Cha bạn và Mẹ bạn (dù đã mất) nên mảnh đất này thuộc quyền sử dụng của Cha và mẹ bạn. Đây là tài sản chung của 02 người.
Từ đó có thể chia tài sản như sau: (theo Pháp luật dân sự về thừa kế):
Đối với mảnh đất 300m2 nội thành:
Đây là tài sản chung của cha và mẹ bạn nên được chia như sau: cha và mẹ bạn mỗi người một nữa số tài sản có giữa hai người.
Năm 1995 mẹ bạn mất, phát sinh quyền thừa kế của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Ông bà ngoại (nếu còn), cha, bạn và các anh chị em của bạn. Bao nhiêu người thì chia ra bấy nhiều phần đối với ½ phần tài sản của mẹ bạn.
Năm 2005 cha bạn mất: những người có quyền thừa kế hàng thứ nhất: ông bà nội bạn (nếu còn), Dì bạn, các anh chị em bạn (bao gồm con của mẹ bạn với cha bạn, con của Dì bạn với cha bạn).
Tài sản là di sản: một nữa tài sản của cha bạn đối với mảnh đất 300m2 ở nội thành + 1 phần theo thừa kế phần tài sản của mẹ bạn + 1phần tài sản đối với mảnh đất 1.500m2.
Có bao nhiêu người thì chia ra bấy nhiêu phần.
Năm 2007 Dì bạn mất: không phát sinh quyền thừa kế của bạn và các anh chị em của bạn là con của mẹ bạn và cha bạn.
Lưu ý: chia theo trường hợp cha bạn và mẹ mất đều không để lại di chúc. Và bạn không có quyền thừa kế thế vị của mẹ bạn vì trường hợp này Pl không có quy định thừa kế thế vị, Thừa kế thế vị chỉ áp dụng với trường hợp con hoặc cháu của con người để lại di sản mà chết cùng hoặc trước người để lại di sản ( Điều 677 BLDS).
Trân trọng chào bạn.
Cập nhật bởi ELinh ngày 14/12/2011 01:18:25 CH
Cập nhật bởi ELinh ngày 14/12/2011 01:14:58 CH
Tôi là Nguyễn Tư Linh
Điện thoại: + 0947-877-223
Email: catandic@gmail.com