DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tài liệu và chứng cứ, là hai không phải là một

Có vẻ tiêu đề dường như làm cho mọi người thấy khá khó hiểu nhưng đây sẽ là kết luận của mình cho những thông tin về việc tạm giam bà Nguyễn Bích Quy trong vụ án "vô ý làm chết người".

Trước khi đi vào chi tiết mình sẽ phải điểm qua những quy định về tam giam theo pháp luật về TTHS (tố tụng hình sự) cụ thể là điểm đ Khoản 2 Điều 119 vì chính nội dung này được nhiều người học luật đồng ý và cho rằng đó là cơ sở mà Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam bà.

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Về tội danh mà bà Nguyễn Bích Quy bị truy tố là tội "vô ý làm chết người" Khoản 1 Điều 128 là một tội nghiêm trọng với khung cao nhất là 5 năm. Như vậy về lý thuyết thì bà Quy không thỏa khoản 1 Điều 119 nhưng điểm đ Khoản 2 lại thỏa.

Trước hết do chúng ta cũng chưa được tận mắt nhìn thấy quyết định phê chuẩn bắt tạm giam bà Quy và chưa có trả lời chính thức nào của Viện kiểm sát về căn cứ bắt tạm giam, do vậy việc mọi người viện vào lý do bà Quy từng làm đơn trình bày gửi cho các cơ quan Báo chí và tổ chức gặp mặt các phóng viên để cung cấp thông tin về những tình tiết mà bà cho rằng còn chưa sáng tỏ là hành vi "cung cấp tài liệu sai sự thật" và "khai báo gian dối".

Về câu chữ trong điểm đ, mình sẽ tách làm các câu sau để giải thích cho hai luận điểm "cung cấp tài liệu sai sự thật" - "khai báo gian dối" - " Giả mạo chứng cứ":

- Có hành vi mua chuộc người khác khai báo gian dối;

- Có hành vi cưỡng ép người khác khai báo gian dối:

- Có hành vi xúi giục người khác khai báo gian dối:

- Có hành vi xúi giục người khác cung cấp tài liệu sai sự thật và Cung cấp tài liệu sai sự thật.

- Giả mạo chứng cứ

Về cơ quan điểm đ không quy định việc A nọ khai báo gian dối, vì xét về lý luận thì người phạm tội không đương nhiên thừa nhận hành vi của mình là có tội, mà họ luôn có xu hướng quanh có chối tội, làm cho cơ quan điều tra khó khăn trong việc xác định "sự thật khách quan" của vụ án, do đó việc quy định bắt tạm giam người khai báo gian dối là vô nghĩa và không đúng với mục đích là ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luận, tiêu hủy chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa kết tội. Do vậy đọc vào đây cũng nhận ra ngay không có quy định về bắt tạm giam khi bị căn "khai báo gian dối"

Về vế thứ hai là "cung cấp tài liệu sai sự thật" và "Giả mạo chứng cứ", phải hiểu rằng "cung cấp" là cung cấp tài liệu "nguồn của chứng cứ" cho cơ quan điều tra chứ không phải là cung cấp tài liệu cho Cơ quan báo chí hay tổ chức hành nghề luật sư, do đó với luận điểm bà Quy thảo ra một văn bản cung cấp thông tin cho Cơ quan báo chí là hành vi "Cung cấp tài liệu sai sự thật" là sự ngớ ngẩn điển hình về việc đánh đồng giữa chứng cứ với nguồn chứng cứ:

Điều 86. Chứng cứ Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Với định nghĩa trên của Luật, thì văn bản cung cấp thông tin của bà Quy cho Cơ quan báo chí không phải là nguồn của chứng cứ và càng không phải chứng cứ, vì chúng không được thu thập theo trình tự luận định do vậy chúng không có giá trị giải quyết vụ án.

Kết lại, bà hành động của bà Quy không được luật điều chỉnh do đó nó là hành vi được phép làm, và vụ việc này chỉ ra một điều là nên có luật sư thật giỏi lý thuyết và am hiểu thực tế để bảo vệ mình ngay khi có rủi ro về pháp lý, nếu Quyết định tạm giam kia là trái luật thì chỉ có luật sư bảo vệ là người duy nhất có khả năng bảo đảm quyền lợi cho bà ấy.

Những gì báo chi hay những đồng môn Luật đang suy diễn là một dạng ngụy biện "thiện xạ Texas" khi bắn cho đã lên tấm gỗ rồi vẽ hồng tâm phủ lên những vết đạn. Cũng chính vì thế mà mình sẽ không lý giải việc tạm giam bà Quy để cho nó hợp lý với nội dung luật định.

Mình mong rằng "nhà nước pháp quyền" mà những nhà lãnh đạo hướng đến khi viết Hiến pháp là nhà nước pháp quyền tiệm cận với lý thuyết hơn là nhà nước pháp quyền mang đậm tính thực tế.

  •  1211
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…