THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Về chương trình phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngày 20.4.2020, phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp. 1. Theo chương trình dự kiến, từ ngày 20-23.4.2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về nội dung sau đây: - Các dự án luật, gồm: Dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi). Ngoài ra, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội. - Phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019. - Điều chỉnh tỷ lệ khoán kinh phí bảo đảm hoạt động đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020; - Điều chuyển một phần nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Thuế sang Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước và Học viện Tài chính. - Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019. - Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. - Việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. - Báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV. - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 2. Theo Chương trình dự kiến, từ ngày 24-28.4.2020 (không kể ngày nghỉ), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nội dung sau nếu đủ điều kiện: - Dự án Luật Cư trú (sửa đổi). - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai. - Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP ngày 19.5.2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. - Việc thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 để thực hiện hạng mục bổ sung một số dự án. - Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hằng năm từ Bộ Giao thông vận tải sang Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, Tp. Đà Nẵng. - Xem xét, quyết định việc thành lập 03 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định. Về công tác thông tin, tuyên truyền Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị của Thủ tưởng Chính phủ, tại phiên họp này, Văn phòng Quốc hội sẽ bố trí Trung tâm Báo chí tại Hội trường 310 trụ sở làm việc số 22, Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội; đồng thời, tiếp tục triển khai công tác thông tin, tuyên truyền tương tự như phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, phóng viên tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí sẽ khai thác tin qua đường truyền TV từ phòng họp Nhà Quốc hội và có thể khai thác tin, ảnh trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội; Các đài phát thanh - truyền hình sẽ khai thác tin hình của Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại địa chỉ: http://ftp.quochoitv.vn Username:hopubtvqh Password: hopubtvqh44 Văn phòng Quốc hội đề nghị phóng viên được mời tham dự, đưa tin về phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm tuân thủ các quy định của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Rất mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan thông tấn, báo chí. Xin trân trọng cảm ơn. Theo Báo điện tử Đại biển nhân dân
Công bố 09 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV
Thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có thông báo về việc công bố 09 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Cụ thể gồm các Nghị quyết sau: Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH14 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ. Theo đó, ông Vương Đình Huệ chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng, huyện Thái Thụy, huyện Kiến Xương, huyện Quỳnh Phụ thuộc tỉnh Thái Bình. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thái Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện và 01 thành phố; 260 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 241 xã, 10 phường và 09 thị trấn. Nghị quyết số 893/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ. Cụ thể, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Ninh Kiều như sau: Nhập toàn bộ 0,34 km2 diện tích tự nhiên, 6.464 người của phường An Hội và toàn bộ 0,47 km2 diện tích tự nhiên, 10.257 người của phường An Lạc vào phường Tân An. Sau khi nhập, phường Tân An có 1,37 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 21.924 người. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Nghị quyết số 894/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Diên Khánh như sau: Thành lập xã Bình Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ 4,56 km2 diện tích tự nhiên, 3.883 người của xã Diên Bình và toàn bộ 8,55 km2 diện tích tự nhiên, 3.235 người của xã Diên Lộc. Sau khi thành lập, xã Bình Lộc có 13,11 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.118 người. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Nghị quyết số 895/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Hai Bà Trưng, huyện Phúc Thọ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã; 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai: Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai. Đồng thời sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn, huyện Si Ma Cai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Lào Cai có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 152 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 127 xã, 16 phường và 09 thị trấn. Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập huyện Quảng Hòa thuộc tỉnh Cao Bằng; Nhập toàn bộ 219,63 km2 diện tích tự nhiên, 20.257 người của huyện Trà Lĩnh sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính vào huyện Trùng Khánh. Đồng thời đổi tên thị trấn Hùng Quốc, huyện Trùng Khánh thành thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định Thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng; Giải thể Tòa án nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng để nhập vào Tòa án nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng để nhập vào Viện kiểm sát nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Nghị quyết số 899/NQ-UBTVQH14 về việc bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Anh Công, Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, Văn phòng Quốc hội giữ chức Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Nghị quyết số 909/NQ-UBTVQH14 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn kết quả bầu ông Vương Đình Huệ giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội. Toàn bộ các Nghị quyết được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội (http://quochoi.vn) Trọng Quỳnh Cổng thông tin điện tử Quốc hội
So sánh Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội
Không khó để phân biệt giữa hai cơ quan Nhà nước cao cấp này. Các quy định cụ thể về Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội 2014. Cụ thể như sau: Tiêu chí phân biệt Quốc hội Ủy ban thường vụ Quốc hội 1. Vị trí Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước. Là cơ quan thường trực của Quốc hội 2. Chức năng Lập pháp, lập hiến, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Thực hiện các hoạt động của Quốc hội dưới sự chỉ đạo, giám sát của Quốc hội 3. Cơ cấu tổ chức Bao gồm Các đại biểu Quốc hội (500 đại biểu) Gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ 4. Nguyên tắc hoạt động Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Các thành viên chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ quốc hội. 5. Nhiệm kỳ 5 năm Từ khi Quốc hội được bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội 6. Người đứng đầu Chủ tịch Quốc hội 7. Nhiệm vụ Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản của đất nước Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì cuộc họp Quốc hội. 8. Quyền hạn Bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước (Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,…) Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy Nhà nước (các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ, phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,…) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính Bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội Quyết định đại xá Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong bộ máy Nhà nước Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội Phê chuẩn các vấn đề: Bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phê chuẩn danh sách các Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội Đồng dân tộc, các Phó chủ nhiệm, Ủy viên của Ủy ban. Đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong trường hợp Quốc hội không thể họp được. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội. Tổ chức trưng cầu ý dân. 9. Kỳ họp Mỗi năm họp hai kỳ. Ngoài ra, những cuộc họp bất thường được tổ chức khi có yêu cầu. Họp thường kỳ mỗi tháng một phiên. 10. Mối quan hệ Ủy ban thường vụ Quốc hội giải quyết các vấn đề của Nhà nước trong trường hợp Quốc hội không họp và thực hiện báo cáo trước Quốc hội.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Về chương trình phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngày 20.4.2020, phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp. 1. Theo chương trình dự kiến, từ ngày 20-23.4.2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về nội dung sau đây: - Các dự án luật, gồm: Dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi). Ngoài ra, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội. - Phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019. - Điều chỉnh tỷ lệ khoán kinh phí bảo đảm hoạt động đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020; - Điều chuyển một phần nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Thuế sang Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước và Học viện Tài chính. - Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019. - Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. - Việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. - Báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV. - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 2. Theo Chương trình dự kiến, từ ngày 24-28.4.2020 (không kể ngày nghỉ), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nội dung sau nếu đủ điều kiện: - Dự án Luật Cư trú (sửa đổi). - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai. - Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP ngày 19.5.2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. - Việc thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 để thực hiện hạng mục bổ sung một số dự án. - Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hằng năm từ Bộ Giao thông vận tải sang Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, Tp. Đà Nẵng. - Xem xét, quyết định việc thành lập 03 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định. Về công tác thông tin, tuyên truyền Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị của Thủ tưởng Chính phủ, tại phiên họp này, Văn phòng Quốc hội sẽ bố trí Trung tâm Báo chí tại Hội trường 310 trụ sở làm việc số 22, Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội; đồng thời, tiếp tục triển khai công tác thông tin, tuyên truyền tương tự như phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, phóng viên tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí sẽ khai thác tin qua đường truyền TV từ phòng họp Nhà Quốc hội và có thể khai thác tin, ảnh trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội; Các đài phát thanh - truyền hình sẽ khai thác tin hình của Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại địa chỉ: http://ftp.quochoitv.vn Username:hopubtvqh Password: hopubtvqh44 Văn phòng Quốc hội đề nghị phóng viên được mời tham dự, đưa tin về phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm tuân thủ các quy định của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Rất mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan thông tấn, báo chí. Xin trân trọng cảm ơn. Theo Báo điện tử Đại biển nhân dân
Công bố 09 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV
Thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có thông báo về việc công bố 09 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Cụ thể gồm các Nghị quyết sau: Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH14 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ. Theo đó, ông Vương Đình Huệ chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng, huyện Thái Thụy, huyện Kiến Xương, huyện Quỳnh Phụ thuộc tỉnh Thái Bình. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thái Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện và 01 thành phố; 260 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 241 xã, 10 phường và 09 thị trấn. Nghị quyết số 893/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ. Cụ thể, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Ninh Kiều như sau: Nhập toàn bộ 0,34 km2 diện tích tự nhiên, 6.464 người của phường An Hội và toàn bộ 0,47 km2 diện tích tự nhiên, 10.257 người của phường An Lạc vào phường Tân An. Sau khi nhập, phường Tân An có 1,37 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 21.924 người. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Nghị quyết số 894/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Diên Khánh như sau: Thành lập xã Bình Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ 4,56 km2 diện tích tự nhiên, 3.883 người của xã Diên Bình và toàn bộ 8,55 km2 diện tích tự nhiên, 3.235 người của xã Diên Lộc. Sau khi thành lập, xã Bình Lộc có 13,11 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.118 người. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Nghị quyết số 895/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Hai Bà Trưng, huyện Phúc Thọ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã; 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai: Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai. Đồng thời sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn, huyện Si Ma Cai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Lào Cai có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 152 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 127 xã, 16 phường và 09 thị trấn. Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập huyện Quảng Hòa thuộc tỉnh Cao Bằng; Nhập toàn bộ 219,63 km2 diện tích tự nhiên, 20.257 người của huyện Trà Lĩnh sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính vào huyện Trùng Khánh. Đồng thời đổi tên thị trấn Hùng Quốc, huyện Trùng Khánh thành thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định Thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng; Giải thể Tòa án nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng để nhập vào Tòa án nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng để nhập vào Viện kiểm sát nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020. Nghị quyết số 899/NQ-UBTVQH14 về việc bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Anh Công, Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, Văn phòng Quốc hội giữ chức Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Nghị quyết số 909/NQ-UBTVQH14 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn kết quả bầu ông Vương Đình Huệ giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội. Toàn bộ các Nghị quyết được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội (http://quochoi.vn) Trọng Quỳnh Cổng thông tin điện tử Quốc hội
So sánh Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội
Không khó để phân biệt giữa hai cơ quan Nhà nước cao cấp này. Các quy định cụ thể về Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội 2014. Cụ thể như sau: Tiêu chí phân biệt Quốc hội Ủy ban thường vụ Quốc hội 1. Vị trí Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước. Là cơ quan thường trực của Quốc hội 2. Chức năng Lập pháp, lập hiến, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Thực hiện các hoạt động của Quốc hội dưới sự chỉ đạo, giám sát của Quốc hội 3. Cơ cấu tổ chức Bao gồm Các đại biểu Quốc hội (500 đại biểu) Gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ 4. Nguyên tắc hoạt động Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Các thành viên chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ quốc hội. 5. Nhiệm kỳ 5 năm Từ khi Quốc hội được bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội 6. Người đứng đầu Chủ tịch Quốc hội 7. Nhiệm vụ Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản của đất nước Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì cuộc họp Quốc hội. 8. Quyền hạn Bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước (Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,…) Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy Nhà nước (các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ, phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,…) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính Bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội Quyết định đại xá Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong bộ máy Nhà nước Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội Phê chuẩn các vấn đề: Bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phê chuẩn danh sách các Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội Đồng dân tộc, các Phó chủ nhiệm, Ủy viên của Ủy ban. Đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong trường hợp Quốc hội không thể họp được. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội. Tổ chức trưng cầu ý dân. 9. Kỳ họp Mỗi năm họp hai kỳ. Ngoài ra, những cuộc họp bất thường được tổ chức khi có yêu cầu. Họp thường kỳ mỗi tháng một phiên. 10. Mối quan hệ Ủy ban thường vụ Quốc hội giải quyết các vấn đề của Nhà nước trong trường hợp Quốc hội không họp và thực hiện báo cáo trước Quốc hội.