Hiện nay vấn nạn ấu dâm trẻ em đang xuất hiện với tần số đáng báo động. Ấu dâm là từ ngữ dùng để chỉ tổng quát tất cả các hành động liên quan đến tình dục, bao gồm dâm ô hay giao cấu, cưỡng bức đối với trẻ em. Đây là một hành vi đồi bại cần được bài trừ khỏi xã hội, do đó pháp luật cũng đã kịp thời có những chế tài xử phạt như sau: Theo Điều 142, 144, 145, 146 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, quy định cụ thể: Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều người hiếp một người; c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Đối với 02 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Nhiều người cưỡng dâm một người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Có tính chất loạn luân; d) Làm nạn nhân có thai; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Một số điều cần biết về "Ấu dâm"
Trong khoảng thời gian từ năm 2017 trở lại đây, “ấu dâm” đang là chủ đề nóng của toàn xã hội được báo chí, truyền thông phản ánh và thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận đồng thời nhận được nhiều phẫn nộ, lên án và đặt ra vấn đề hết sức bức thiết là trẻ em cần được bảo vệ một cách tốt hơn để tránh những nguy cơ xâm hại tình dục. Vậy “ấu dâm” là gì? Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa, khái niệm gì về “ấu dâm”. Đồng thời, trên thực tế cũng không có một cách hiểu thống nhất về “ấu dâm” là gì. Ấu dâm có thể hiểu theo cách hiểu thông thường là lạm dụng tình dục trẻ em, là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi lạm dụng tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó thân thể, bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay cho đến là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả nhưng hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh Khiêu dâm trẻ em. Người có xu hướng ấu dâm đa phần là nam giới đã thành niên. Những người có xu hướng ấu dâm vẫn có những biểu hiện như người bình thường nên rất khó phát hiện hành vi lạm dụng tình dục của họ với trẻ em. Trẻ em là nạn nhân của hành vi ấu dâm rơi vào nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả trẻ em từ 4 đến 5 tuổi cũng có khả năng là đối tượng của những kẻ có hành vi này, thậm chí là trẻ em sơ sinh. Pháp luật Việt Nam đối với những hành vi dâm ô được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam 2015, bao gồm: Điều 142: Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi Điều 144: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Điều 145: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Điều 146: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi và mục đích dâm ô. Ở các quy định này được quy định về hành vi và chế tài, cụ thể: Điều 142: Tội hiếp dâm trẻ dưới 16 tuổi sẽ bị phạt tù từ 07 - 15 năm (nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tử hình). Điều 144: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị phạt tù 05 - 10 năm (nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 07 - 15 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân). Điều 145: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 03 - 10 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù từ 07 - 15 năm. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 03 - 07 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù từ 07 - 12 năm. Theo một báo công vừa được công bố hồi tháng 1/2019 do Economist Intelligence Unite (EIU) thực hiện, Việt Nam đạt 42,9 điểm trên 100, đứng thứ 37 trên 40 nước về chống xâm hại tình dục trẻ em. Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam năm 2018 được thống kê có 1,547 vụ với 1,579 nạn nhân và phát hiện 1,669 đối tượng. Dưới gốc độ pháp luật, các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em được quy định và xử lý nghiêm khắc nhưng trên thực trạng, vì những lí do riêng mà gia đình của những trẻ em bị xâm hại lại không tố cáo những tội phạm này. Gia đình của nạn nhân có thể vì muốn bảo vệ những điều tốt đẹp, hình ảnh tốt đẹp cho con, cho chính mình mà im lặng. Họ sợ con cái bị tổn thương và nghĩ rằng, che giấu được mọi chuyện, con họ sẽ tránh những tổn thương ấy. Họ hoàn toàn vô tình để con họ có nguy cơ bị tổn thương ghê gớm hơn khi việc vỡ lẽ lúc chúng đã lớn. Họ ngại tố giác tội phạm ấu dâm cũng chỉ vì mong muốn những điều tốt nhất cho con mình. Cũng có thể, kẻ ấu dâm đã có những thỏa thuận riêng với gia đình bị hại và cả hai bên giải quyết với nhau qua những hòa giải cá nhân. Khi đã được bồi thường về tinh thần và vật chất, gia đình nạn nhân có thể nghĩ đến chuyện bỏ qua. Trước những vụ án hay tình hình tội phạm liên quan đến ấu dâm hiện nay, toàn xã hội đã, đang và sẽ mạnh mẽ hơn nữa để những kẻ phạm tội phải đứng trước đối diện với hình phạt. Gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để phòng ngừa tội phạm, tìm ra căn cơ của tội phạm để đẩy lùi tình hình, đảm bảo đúng người đúng tội, đảm bảo cho các em sinh ra và lớn lên trong một môi trường xã hội an toàn và lành mạnh.
Các tội về dâm: nếu quy định chi tiết sẽ bị xem là trái với thuần phong mỹ tục?
Sở dĩ mình gọi “các tội về dâm” vì không biết phải sử dụng như thế nào cho đúng, vì nếu nói là tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thì nó dư. “Các tội về dâm” như Shin nói là bao gồm tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác, tội dâm ô hay tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Việc quy định xử lý các tội này tại Bộ luật hình sự 2015 hiện nay, và ngay cả trong các dự án Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2015 đang được chờ thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, khóa XIV vẫn ở trong tình trạng chung chung. Như mọi người cũng biết, trên thực tế có muôn hình vạn trạng điều xảy ra, nếu quy định chung chung, thì khó có thể áp dụng được, trong tình trạng đó, người ta sẽ đặt ra câu hỏi, ví dụ như: hiếp dâm là gì? Giao cấu là gì? Hay là dâm ô được hiểu ra sao?...Đều cần có phải có giải thích cụ thể rõ ràng trước khi áp dụng. Nhưng để giải thích cụ thể, rõ ràng thì phải dùng những từ “nhạy cảm”, bởi đây là những hành vi “nhạy cảm” – theo góc nhìn và văn hóa của người Việt, nhưng nếu diễn tả như vậy thì có bị xem là trái với thuần phong mỹ tục không? Trích từ báo Pháp Luật “Trước đây đại biểu Quốc hội đã từng có ý kiến đề nghị BLHS 2015 cần quy định dấu hiệu cụ thể của hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Nhưng sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Việc quy định cụ thể hành vi dâm ô trong BLHS sẽ không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đặc biệt là khi tuyên truyền rộng rãi BLHS. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ như quy định của BLHS 2015 và trong trường hợp cần thiết thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ hướng dẫn cụ thể.” Như vậy, nếu ban hành giải thích cụ thể tại Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có bị xem là trái với thuần phong mỹ tục không? Mời các bạn cho ý kiến.
Cấm Minh Béo biểu diễn, Có thể hay không?
Sau khi phạm tội ấu dâm ở Mỹ, Minh béo trở về nước với thái độ không hối lỗi khiến dư luận bức xúc. Giới nghệ sĩ cũng như người dân đã kêu gọi tẩy chay và khuyên anh ta không nên tiếp tục con đường nghệ thuật. Tuy nhiên, Minh Béo vẫn thường xuyên livestream việc tập luyện các vở kịch trên facebook cá nhân như kiểu muốn thách thức với dư luận. Thậm chí, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyến cáo Minh Béo không nên biểu diễn nữa nhưng diễn viên này vẫn cố chấp cho ra mắt một loạt các vở kịch nhân dịp 1/6. Hình ảnh vắng tanh khán giả tại rạp của M.B (Nguồn:soha) Trước sự khiêu khích của Minh Béo, một lần nữa dư luận lại nổ ra tranh cãi có thể cấm Minh Béo biểu diễn hay không và cơ sở pháp lý nào để cấm Minh Béo biểu diễn ? Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TPHCM) nói rằng, giữa Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên bản án của tòa án Mỹ dành cho Minh Béo không có sự ràng buộc tại Việt Nam. “Nghệ sĩ Minh Béo khi về nước vẫn được hưởng đầy đủ quyền công dân, trong đó việc đi biểu diễn cũng không bị hạn chế nếu không vi phạm pháp luật tại Việt Nam”, luật sư Chánh nói. Theo luật sư Chánh, với hai tội danh chính thức là quan hệ tình dục đường miệng với một nam thiếu niên dưới 18 tuổi; toan có hành động dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi, Minh Béo bị tuyên án 18 tháng tù là theo quy định pháp luật của Mỹ. Luật ở Mỹ chỉ cần có ý định phạm pháp hình sự đã bị truy cứu trách nhiệm, còn ở Việt Nam không áp dụng. Với tội dâm ô đối với trẻ em, theo Điều 116 Bộ luật Hình sự, người bị hại là trẻ em (dưới 16 tuổi) nên hành vi của Minh Béo phạm tội ở Mỹ cũng không đủ yếu tố cấu thành tội theo quy định pháp luật Việt Nam. “Do nghệ sĩ Minh Béo không bị hạn chế quyền công dân ở Việt Nam nên việc các đơn vị ký hợp đồng biểu diễn với nghệ sĩ này là quan hệ dân sự giữa các bên”, luật sư Chánh phân tích. (Nguồn: báo Tienphong) Còn theo các bạn, những thành viên của Cộng đồng dân luật, có những cơ sở pháp lý nào để có thể cấm Minh Béo biểu diễn?
Bàn về tình tiết "có tính chất loạn luân" trong tội hiếp dâm trẻ em
Mỗi năm, cả nước có từ 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ... (Nguồn: VNExpress) Trong số ấy, những vụ án khiến dư luận bàng hoàng và lên án gay gắt nhất luôn là những vụ án mà kẻ thủ ác là ông, cha, chú, anh, em ruột thịt của nạn nhân, mà tiêu biểu là vụ việc bé P.T.L.Đ. (11 tuổi) bị chính ông nội và cha ruột là Phan Thanh T. (36 tuổi) và Phan Thanh S. (62 tuổi) cưỡng hiếp nhiều lần ở tỉnh Vĩnh Long, được báo chí đồng loạt đưa tin vào ngày 02/4/2017. Như vậy, pháp luật hình sự quy định như thế nào về trường hợp này? Theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm. Như vậy, có tính chất loạn luân là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Mục 6 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001 Hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật Hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ( dưới đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC) hướng dẫn chi tiết như sau: - Loạn luân là việc giao cấu giữa: + Cha, mẹ với con; + Ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; + Anh, chị , em cùng cha mẹ; + Anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Các trường hợp cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng hay bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân. - Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và được thực hiện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hoặc với người dưới 13 tuổi (dù là thuận tình giao cấu), thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu tội hiếp dâm trẻ em theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Có thể thấy rằng các quy định về tình tiết có tính chất loạn luân đối với tội hiếp dâm trẻ em được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, cụ thể là: Thứ nhất, dựa theo sự sắp xếp của các nhà làm luật, ta có thể hiểu rằng Khoản 2, Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng cho hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Khoản 1, còn tình tiết giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là tình tiết định khung riêng của Khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chứ không thuộc ba khoản trên. Do đó, nếu một người phạm thực hiện hành vi loạn luân với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ bị truy cứu theo Khoản 4 mà không bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều này. Thứ hai,tình tiết có tính chất loạn luân được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, trong khi hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi được quy định tại Khoản 4 Điều này lại có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Vậy, nếu người phạm tội thuộc cả hai trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu theo điều khoản nào? Về nguyên tắc, chúng ta phải áp dụng cách giải quyết vụ án có lợi hơn cho người phạm tội, và đó là lí do Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã quy định mọi trường hợp phạm tội giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Điều này là không phù hợp và bất công vì rõ ràng hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn và cũng gây ra những hậu quả nặng nề hơn cho nạn nhân so với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng lại được áp dụng cùng một khung hình phạt. Nhận thức được sự bất cập này, các nhà lập pháp Bộ luật hình sự 2015 đã đưa hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi vào cùng cấu thành tội phạm cơ bản, có khung hình phạt từ 07-15 năm tù, với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, mà không tách ra thành một khoản riêng nữa; đồng thời giữ nguyên tinh thần của Bộ luật hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tình tiết tăng nặng. Điều này có nghĩa là, sự mâu thuẫn trong quy định pháp luật như đã trình bày không còn, song cũng cho thấy khuynh hướng giảm hình phạt cho người phạm tội mà các nhà lập pháp hướng đến. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đang tạm hoãn thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 do Quốc hội Khóa 13 ban hành và trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem liệu có thay đổi gì về vấn đề này hay không? Trên đây là quan điểm của mình. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến từ mọi người.
TỘI ÁC: Đấu tranh cho công lý bằng "văn minh bầy đàn"
Thời gian gần đây dư luận đang xôn xao về những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được đưa ra ánh sáng. Lên google gõ từ khóa "ấu dâm" thì ra gần nửa triệu kết quả tìm kiếm với những dòng "tít" hết sức hấp dẫn và thu hút. Có những việc đã có những bằng chứng tố cáo rõ ràng, chỉ đợi các cơ quan công quyền thu thập đầy đủ hồ sơ để tiến hành khởi tố. Bên cạnh đó còn có những vụ việc còn khá mơ hồ sau kết quả giám định của cảnh sát và chưa kể kết luận được điều gì. Như mọi khi, mạng xã hội facebook là công cụ lan tỏa lớn nhất mỗi khi trong thực tế có "vụ gì hot", "việc gì hay". Nhanh chóng như những siêu thám tử trong truyện, các "cảnh sát mạng" đã tìm ra được hình ảnh và thông tin cá nhân của những người ĐƯỢC CHO là thủ phạm. Và hậu quả là những hình ảnh của những người này được chia sẻ tới mức độ chóng mặt, facebook của vợ con của những người ĐƯỢC CHO là thủ phạm này cũng được các chuyên gia "an ninh mạng" cũng được truy ra và "cư dân mạng" ập vào rao giảng đạo đức kèm theo đó là những lời miệt thị nghe tới mức "rợn gáy", nổi da gà. Đọc được những dòng này tôi chợt nghĩ, chúng ta đang đấu tranh cho điều gì? Có phải chúng ta đang đấu tranh cho quyền của những cháu gái bị xâm hại kia? Hay chỉ là để thỏa mãn thú vui chửi rủa, miệt thị người khác. Vợ/con của những người đó thì có tội tình gì mà vào đó miệt thị họ một cách ghê rợn như vậy? Đấy là còn chưa kể một sự việc hết sức nghiêm trọng là, bức hình ĐƯỢC CHO là thủ phạm kia được "một ai đó" lấy "ở đâu đó", kèm theo những thông tin thất thiệt như người đó là con cháu chủ tịch tỉnh, quen biết cán bộ của Bộ công an. Sau khi những thông tin này được lan truyền thì những cán bộ, cơ quan trên đã phải lên tiếng phủ nhận những thông tin kia là hoàn toàn sai sự thật. Và bức ảnh được lan truyền trên facebook không phải là ảnh của kẻ thủ ác. Vậy nhân vật trong ảnh phải làm thế nào khi bị lan truyền và bôi nhọ như vậy? Công an đã vào cuộc truy tìm những kẻ đưa tin đồn thất thiệt. Nhưng "tiếng" đã mang rồi, ai sẽ xin lỗi người trong ảnh kia? Chúng ta đang đấu tranh cho công lý bằng sự vô lối, bằng thói quen bầy đàn không có kiểm soát, và hậu quả đã thấy ngay tức thì. Người ta vẫn lên án, chửi bới các các bộ Tòa án, VKS... xử oan sai vụ ông Thanh Chấn, nhưng ngay sau đó bằng những cú click chuột không suy nghĩ người ta đã và đang đẩy một người vào được cùng của sự kì thị xã hội, có khác gì những bản án oan sai đâu? Cũng là một vụ "ấu dâm", ở một trường học ở TP HCM. Công an quận đã tiến hành kiểm tra, khám nghiệm cháu bé kia và đã có kết luận màng trinh không bị rách, trong âm đạo không có tinh trùng, tổn thương vùng kín không phải là những vết thương hở. Và thực tế điều tra qua nhân chứng, qua các camera tại trường học thì công an cũng chưa kết luận được cháu bé có phải bị xâm hại tình dục hay không. Và công an cũng đã loại bỏ trường hợp cháu gái bị xâm hại trong khuôn viên nhà trường. Nhưng dư luận lại nhanh chóng bác bỏ điều đó, họ cho rằng cháu bé bị xâm hại tại trường. Cơ sở kết luận là từ những dòng chia sẻ facebook, từ những bài báo chưa được xác thật thông tin. Và như thường lệ, họ tìm đến facebook của một thầy giáo trong trường, người mà họ CHO LÀ thủ phạm để miệt thị không thương tiếc. Xét về mặt pháp luật, kể cả những người ĐƯỢC CHO là thủ phạm kia khi chưa có bản án của tòa thì họ vẫn là những công dân và có quyền được bảo vệ như những người khác. Đằng này, những "kết luận" của những "chuyên gia", "an ninh mạng" đi ngược hoàn toàn so với kết luận của công an, nhưng họ vẫn cho họ đúng và các cơ quan công an là SAI. Dư luận đấu tranh cho công lý là điều đáng mừng, là tín hiệu của một xã hội văn minh. Nhưng đừng để cảm tính lấn át lý trí, đừng tiếc một chút ít thời gian suy nghĩ để một xã hội văn minh phải gắn vào chữ "bầy đàn". Đừng đấu tranh cho công lý bằng tội ác.
Hiện nay vấn nạn ấu dâm trẻ em đang xuất hiện với tần số đáng báo động. Ấu dâm là từ ngữ dùng để chỉ tổng quát tất cả các hành động liên quan đến tình dục, bao gồm dâm ô hay giao cấu, cưỡng bức đối với trẻ em. Đây là một hành vi đồi bại cần được bài trừ khỏi xã hội, do đó pháp luật cũng đã kịp thời có những chế tài xử phạt như sau: Theo Điều 142, 144, 145, 146 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, quy định cụ thể: Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều người hiếp một người; c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Đối với 02 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Nhiều người cưỡng dâm một người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Có tính chất loạn luân; d) Làm nạn nhân có thai; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Một số điều cần biết về "Ấu dâm"
Trong khoảng thời gian từ năm 2017 trở lại đây, “ấu dâm” đang là chủ đề nóng của toàn xã hội được báo chí, truyền thông phản ánh và thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận đồng thời nhận được nhiều phẫn nộ, lên án và đặt ra vấn đề hết sức bức thiết là trẻ em cần được bảo vệ một cách tốt hơn để tránh những nguy cơ xâm hại tình dục. Vậy “ấu dâm” là gì? Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa, khái niệm gì về “ấu dâm”. Đồng thời, trên thực tế cũng không có một cách hiểu thống nhất về “ấu dâm” là gì. Ấu dâm có thể hiểu theo cách hiểu thông thường là lạm dụng tình dục trẻ em, là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi lạm dụng tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó thân thể, bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay cho đến là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả nhưng hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh Khiêu dâm trẻ em. Người có xu hướng ấu dâm đa phần là nam giới đã thành niên. Những người có xu hướng ấu dâm vẫn có những biểu hiện như người bình thường nên rất khó phát hiện hành vi lạm dụng tình dục của họ với trẻ em. Trẻ em là nạn nhân của hành vi ấu dâm rơi vào nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả trẻ em từ 4 đến 5 tuổi cũng có khả năng là đối tượng của những kẻ có hành vi này, thậm chí là trẻ em sơ sinh. Pháp luật Việt Nam đối với những hành vi dâm ô được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam 2015, bao gồm: Điều 142: Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi Điều 144: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Điều 145: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Điều 146: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi và mục đích dâm ô. Ở các quy định này được quy định về hành vi và chế tài, cụ thể: Điều 142: Tội hiếp dâm trẻ dưới 16 tuổi sẽ bị phạt tù từ 07 - 15 năm (nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tử hình). Điều 144: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị phạt tù 05 - 10 năm (nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 07 - 15 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân). Điều 145: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 03 - 10 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù từ 07 - 15 năm. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt tù từ 03 - 07 năm; Khoản 3 Điều này sẽ bị phạt tù từ 07 - 12 năm. Theo một báo công vừa được công bố hồi tháng 1/2019 do Economist Intelligence Unite (EIU) thực hiện, Việt Nam đạt 42,9 điểm trên 100, đứng thứ 37 trên 40 nước về chống xâm hại tình dục trẻ em. Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam năm 2018 được thống kê có 1,547 vụ với 1,579 nạn nhân và phát hiện 1,669 đối tượng. Dưới gốc độ pháp luật, các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em được quy định và xử lý nghiêm khắc nhưng trên thực trạng, vì những lí do riêng mà gia đình của những trẻ em bị xâm hại lại không tố cáo những tội phạm này. Gia đình của nạn nhân có thể vì muốn bảo vệ những điều tốt đẹp, hình ảnh tốt đẹp cho con, cho chính mình mà im lặng. Họ sợ con cái bị tổn thương và nghĩ rằng, che giấu được mọi chuyện, con họ sẽ tránh những tổn thương ấy. Họ hoàn toàn vô tình để con họ có nguy cơ bị tổn thương ghê gớm hơn khi việc vỡ lẽ lúc chúng đã lớn. Họ ngại tố giác tội phạm ấu dâm cũng chỉ vì mong muốn những điều tốt nhất cho con mình. Cũng có thể, kẻ ấu dâm đã có những thỏa thuận riêng với gia đình bị hại và cả hai bên giải quyết với nhau qua những hòa giải cá nhân. Khi đã được bồi thường về tinh thần và vật chất, gia đình nạn nhân có thể nghĩ đến chuyện bỏ qua. Trước những vụ án hay tình hình tội phạm liên quan đến ấu dâm hiện nay, toàn xã hội đã, đang và sẽ mạnh mẽ hơn nữa để những kẻ phạm tội phải đứng trước đối diện với hình phạt. Gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để phòng ngừa tội phạm, tìm ra căn cơ của tội phạm để đẩy lùi tình hình, đảm bảo đúng người đúng tội, đảm bảo cho các em sinh ra và lớn lên trong một môi trường xã hội an toàn và lành mạnh.
Các tội về dâm: nếu quy định chi tiết sẽ bị xem là trái với thuần phong mỹ tục?
Sở dĩ mình gọi “các tội về dâm” vì không biết phải sử dụng như thế nào cho đúng, vì nếu nói là tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thì nó dư. “Các tội về dâm” như Shin nói là bao gồm tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác, tội dâm ô hay tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Việc quy định xử lý các tội này tại Bộ luật hình sự 2015 hiện nay, và ngay cả trong các dự án Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2015 đang được chờ thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, khóa XIV vẫn ở trong tình trạng chung chung. Như mọi người cũng biết, trên thực tế có muôn hình vạn trạng điều xảy ra, nếu quy định chung chung, thì khó có thể áp dụng được, trong tình trạng đó, người ta sẽ đặt ra câu hỏi, ví dụ như: hiếp dâm là gì? Giao cấu là gì? Hay là dâm ô được hiểu ra sao?...Đều cần có phải có giải thích cụ thể rõ ràng trước khi áp dụng. Nhưng để giải thích cụ thể, rõ ràng thì phải dùng những từ “nhạy cảm”, bởi đây là những hành vi “nhạy cảm” – theo góc nhìn và văn hóa của người Việt, nhưng nếu diễn tả như vậy thì có bị xem là trái với thuần phong mỹ tục không? Trích từ báo Pháp Luật “Trước đây đại biểu Quốc hội đã từng có ý kiến đề nghị BLHS 2015 cần quy định dấu hiệu cụ thể của hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Nhưng sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Việc quy định cụ thể hành vi dâm ô trong BLHS sẽ không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đặc biệt là khi tuyên truyền rộng rãi BLHS. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ như quy định của BLHS 2015 và trong trường hợp cần thiết thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ hướng dẫn cụ thể.” Như vậy, nếu ban hành giải thích cụ thể tại Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có bị xem là trái với thuần phong mỹ tục không? Mời các bạn cho ý kiến.
Cấm Minh Béo biểu diễn, Có thể hay không?
Sau khi phạm tội ấu dâm ở Mỹ, Minh béo trở về nước với thái độ không hối lỗi khiến dư luận bức xúc. Giới nghệ sĩ cũng như người dân đã kêu gọi tẩy chay và khuyên anh ta không nên tiếp tục con đường nghệ thuật. Tuy nhiên, Minh Béo vẫn thường xuyên livestream việc tập luyện các vở kịch trên facebook cá nhân như kiểu muốn thách thức với dư luận. Thậm chí, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyến cáo Minh Béo không nên biểu diễn nữa nhưng diễn viên này vẫn cố chấp cho ra mắt một loạt các vở kịch nhân dịp 1/6. Hình ảnh vắng tanh khán giả tại rạp của M.B (Nguồn:soha) Trước sự khiêu khích của Minh Béo, một lần nữa dư luận lại nổ ra tranh cãi có thể cấm Minh Béo biểu diễn hay không và cơ sở pháp lý nào để cấm Minh Béo biểu diễn ? Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TPHCM) nói rằng, giữa Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên bản án của tòa án Mỹ dành cho Minh Béo không có sự ràng buộc tại Việt Nam. “Nghệ sĩ Minh Béo khi về nước vẫn được hưởng đầy đủ quyền công dân, trong đó việc đi biểu diễn cũng không bị hạn chế nếu không vi phạm pháp luật tại Việt Nam”, luật sư Chánh nói. Theo luật sư Chánh, với hai tội danh chính thức là quan hệ tình dục đường miệng với một nam thiếu niên dưới 18 tuổi; toan có hành động dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi, Minh Béo bị tuyên án 18 tháng tù là theo quy định pháp luật của Mỹ. Luật ở Mỹ chỉ cần có ý định phạm pháp hình sự đã bị truy cứu trách nhiệm, còn ở Việt Nam không áp dụng. Với tội dâm ô đối với trẻ em, theo Điều 116 Bộ luật Hình sự, người bị hại là trẻ em (dưới 16 tuổi) nên hành vi của Minh Béo phạm tội ở Mỹ cũng không đủ yếu tố cấu thành tội theo quy định pháp luật Việt Nam. “Do nghệ sĩ Minh Béo không bị hạn chế quyền công dân ở Việt Nam nên việc các đơn vị ký hợp đồng biểu diễn với nghệ sĩ này là quan hệ dân sự giữa các bên”, luật sư Chánh phân tích. (Nguồn: báo Tienphong) Còn theo các bạn, những thành viên của Cộng đồng dân luật, có những cơ sở pháp lý nào để có thể cấm Minh Béo biểu diễn?
Bàn về tình tiết "có tính chất loạn luân" trong tội hiếp dâm trẻ em
Mỗi năm, cả nước có từ 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ... (Nguồn: VNExpress) Trong số ấy, những vụ án khiến dư luận bàng hoàng và lên án gay gắt nhất luôn là những vụ án mà kẻ thủ ác là ông, cha, chú, anh, em ruột thịt của nạn nhân, mà tiêu biểu là vụ việc bé P.T.L.Đ. (11 tuổi) bị chính ông nội và cha ruột là Phan Thanh T. (36 tuổi) và Phan Thanh S. (62 tuổi) cưỡng hiếp nhiều lần ở tỉnh Vĩnh Long, được báo chí đồng loạt đưa tin vào ngày 02/4/2017. Như vậy, pháp luật hình sự quy định như thế nào về trường hợp này? Theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm. Như vậy, có tính chất loạn luân là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Mục 6 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001 Hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật Hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ( dưới đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC) hướng dẫn chi tiết như sau: - Loạn luân là việc giao cấu giữa: + Cha, mẹ với con; + Ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; + Anh, chị , em cùng cha mẹ; + Anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Các trường hợp cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng hay bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân. - Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và được thực hiện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hoặc với người dưới 13 tuổi (dù là thuận tình giao cấu), thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu tội hiếp dâm trẻ em theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Có thể thấy rằng các quy định về tình tiết có tính chất loạn luân đối với tội hiếp dâm trẻ em được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, cụ thể là: Thứ nhất, dựa theo sự sắp xếp của các nhà làm luật, ta có thể hiểu rằng Khoản 2, Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng cho hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Khoản 1, còn tình tiết giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là tình tiết định khung riêng của Khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chứ không thuộc ba khoản trên. Do đó, nếu một người phạm thực hiện hành vi loạn luân với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ bị truy cứu theo Khoản 4 mà không bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều này. Thứ hai,tình tiết có tính chất loạn luân được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, trong khi hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi được quy định tại Khoản 4 Điều này lại có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Vậy, nếu người phạm tội thuộc cả hai trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu theo điều khoản nào? Về nguyên tắc, chúng ta phải áp dụng cách giải quyết vụ án có lợi hơn cho người phạm tội, và đó là lí do Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã quy định mọi trường hợp phạm tội giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Điều này là không phù hợp và bất công vì rõ ràng hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn và cũng gây ra những hậu quả nặng nề hơn cho nạn nhân so với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng lại được áp dụng cùng một khung hình phạt. Nhận thức được sự bất cập này, các nhà lập pháp Bộ luật hình sự 2015 đã đưa hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi vào cùng cấu thành tội phạm cơ bản, có khung hình phạt từ 07-15 năm tù, với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, mà không tách ra thành một khoản riêng nữa; đồng thời giữ nguyên tinh thần của Bộ luật hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tình tiết tăng nặng. Điều này có nghĩa là, sự mâu thuẫn trong quy định pháp luật như đã trình bày không còn, song cũng cho thấy khuynh hướng giảm hình phạt cho người phạm tội mà các nhà lập pháp hướng đến. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đang tạm hoãn thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 do Quốc hội Khóa 13 ban hành và trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem liệu có thay đổi gì về vấn đề này hay không? Trên đây là quan điểm của mình. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến từ mọi người.
TỘI ÁC: Đấu tranh cho công lý bằng "văn minh bầy đàn"
Thời gian gần đây dư luận đang xôn xao về những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được đưa ra ánh sáng. Lên google gõ từ khóa "ấu dâm" thì ra gần nửa triệu kết quả tìm kiếm với những dòng "tít" hết sức hấp dẫn và thu hút. Có những việc đã có những bằng chứng tố cáo rõ ràng, chỉ đợi các cơ quan công quyền thu thập đầy đủ hồ sơ để tiến hành khởi tố. Bên cạnh đó còn có những vụ việc còn khá mơ hồ sau kết quả giám định của cảnh sát và chưa kể kết luận được điều gì. Như mọi khi, mạng xã hội facebook là công cụ lan tỏa lớn nhất mỗi khi trong thực tế có "vụ gì hot", "việc gì hay". Nhanh chóng như những siêu thám tử trong truyện, các "cảnh sát mạng" đã tìm ra được hình ảnh và thông tin cá nhân của những người ĐƯỢC CHO là thủ phạm. Và hậu quả là những hình ảnh của những người này được chia sẻ tới mức độ chóng mặt, facebook của vợ con của những người ĐƯỢC CHO là thủ phạm này cũng được các chuyên gia "an ninh mạng" cũng được truy ra và "cư dân mạng" ập vào rao giảng đạo đức kèm theo đó là những lời miệt thị nghe tới mức "rợn gáy", nổi da gà. Đọc được những dòng này tôi chợt nghĩ, chúng ta đang đấu tranh cho điều gì? Có phải chúng ta đang đấu tranh cho quyền của những cháu gái bị xâm hại kia? Hay chỉ là để thỏa mãn thú vui chửi rủa, miệt thị người khác. Vợ/con của những người đó thì có tội tình gì mà vào đó miệt thị họ một cách ghê rợn như vậy? Đấy là còn chưa kể một sự việc hết sức nghiêm trọng là, bức hình ĐƯỢC CHO là thủ phạm kia được "một ai đó" lấy "ở đâu đó", kèm theo những thông tin thất thiệt như người đó là con cháu chủ tịch tỉnh, quen biết cán bộ của Bộ công an. Sau khi những thông tin này được lan truyền thì những cán bộ, cơ quan trên đã phải lên tiếng phủ nhận những thông tin kia là hoàn toàn sai sự thật. Và bức ảnh được lan truyền trên facebook không phải là ảnh của kẻ thủ ác. Vậy nhân vật trong ảnh phải làm thế nào khi bị lan truyền và bôi nhọ như vậy? Công an đã vào cuộc truy tìm những kẻ đưa tin đồn thất thiệt. Nhưng "tiếng" đã mang rồi, ai sẽ xin lỗi người trong ảnh kia? Chúng ta đang đấu tranh cho công lý bằng sự vô lối, bằng thói quen bầy đàn không có kiểm soát, và hậu quả đã thấy ngay tức thì. Người ta vẫn lên án, chửi bới các các bộ Tòa án, VKS... xử oan sai vụ ông Thanh Chấn, nhưng ngay sau đó bằng những cú click chuột không suy nghĩ người ta đã và đang đẩy một người vào được cùng của sự kì thị xã hội, có khác gì những bản án oan sai đâu? Cũng là một vụ "ấu dâm", ở một trường học ở TP HCM. Công an quận đã tiến hành kiểm tra, khám nghiệm cháu bé kia và đã có kết luận màng trinh không bị rách, trong âm đạo không có tinh trùng, tổn thương vùng kín không phải là những vết thương hở. Và thực tế điều tra qua nhân chứng, qua các camera tại trường học thì công an cũng chưa kết luận được cháu bé có phải bị xâm hại tình dục hay không. Và công an cũng đã loại bỏ trường hợp cháu gái bị xâm hại trong khuôn viên nhà trường. Nhưng dư luận lại nhanh chóng bác bỏ điều đó, họ cho rằng cháu bé bị xâm hại tại trường. Cơ sở kết luận là từ những dòng chia sẻ facebook, từ những bài báo chưa được xác thật thông tin. Và như thường lệ, họ tìm đến facebook của một thầy giáo trong trường, người mà họ CHO LÀ thủ phạm để miệt thị không thương tiếc. Xét về mặt pháp luật, kể cả những người ĐƯỢC CHO là thủ phạm kia khi chưa có bản án của tòa thì họ vẫn là những công dân và có quyền được bảo vệ như những người khác. Đằng này, những "kết luận" của những "chuyên gia", "an ninh mạng" đi ngược hoàn toàn so với kết luận của công an, nhưng họ vẫn cho họ đúng và các cơ quan công an là SAI. Dư luận đấu tranh cho công lý là điều đáng mừng, là tín hiệu của một xã hội văn minh. Nhưng đừng để cảm tính lấn át lý trí, đừng tiếc một chút ít thời gian suy nghĩ để một xã hội văn minh phải gắn vào chữ "bầy đàn". Đừng đấu tranh cho công lý bằng tội ác.