Ưu đãi thuế của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi tại vùng khó khăn?
Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn thuế TNDN theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC nếu thỏa điều kiện tại khoản này. Ngoài ra, theo Điều 19, 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì: Doanh nghiệp ở địa bàn đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng: - Chính sách miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. - Hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Doanh nghiệp ở địa bàn khó khăn được hưởng: - Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với doanh nghiệp có thu nhập từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. - Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi).
Ưu đãi thuế TNDN đối với DN thành lập mới tại địa bàn kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn?
Kính gửi Luật sư xin nhờ Luật sư tư vấn giúp doanh nghiệp tôi về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: - Công ty chúng tôi được thành lập năm 2018 trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. với số vốn đầu tư là 2 tỷ đồng. - Ngành nghề kinh doanh là: + Kinh doanh xăng dầu (là ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật đầu tư số 03/2016/QH14 ngày 01/01/2016). + Khai thác khoáng sản tận thu (Nhận ủy quyền khai thác tận thu của công trình thủy điện). Theo nội dung trên chúng tôi nhờ Luật sư tư vấn là doanh nghiệp chúng tôi có được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp không. Thuế suất ưu đãi, Thời gian ưu đãi, miễn giảm thuế như thế nào và hồ sơ, thủ tục là gì. Kính mong Luật sư tư vấn giúp để chúng tôi được rõ. Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP về ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp ô tô. Giả sử Doanh nghiệp A chỉ sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô thì có được hưởng ưu đãi thuế suất này không? Về nội dung này, tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP: “Điều 7b. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô) 1. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô). a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan thực hiện kê khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất 0%. b) Việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện của Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này. 2. Đối tượng áp dụng a) Các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; b) Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô. 3. Điều kiện áp dụng a) Doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau: a.1) Có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp; a.2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu rõ mục tiêu dự án hoặc ngành nghề kinh doanh trong đó có sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác. a.3) Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam. b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp. c) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: c.1) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã nhập khẩu kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực còn tồn kho tại các kỳ ưu đãi trước chuyển sang để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô tại các kỳ ưu đãi sau; không bao gồm nguyên liệu, vật tư, linh kiện đưa vào sử dụng nhưng bị hỏng, bị lỗi) để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô có tên trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp sản phẩm chỉ được lắp ráp đơn thuần với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu-lông, ê-cu, bằng đinh tán và không trải qua quá trình sản xuất, gia công nào để thành sản phẩm hoàn thiện thì không được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô. c.2) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được do doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu. Việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này đáp ứng các quy định tại điểm a, b, c khoản này và các quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều này thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô trong kỳ xét ưu đãi. ..." Theo đó, thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất để phụ vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hỗ trợ cho sản xuất lắp ráp ô tô, đối tượng được hưởng thuế ưu đãi này là các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô. Trường hợp của doanh nghiệp A sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô thì không thuộc trường hợp trên do đó sẽ không được hưởng ưu đãi theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp chế biến thực phẩm được ưu đãi thuế TNDN là 15 hay 20%?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định thuế suất ưu đãi, thuế suất 20% trong thời gian mười năm áp dụng đối thu nhập của doanh nghiệp trong trường hợp cụ thể. Theo đó, quy định trên được hướng dẫn bởi khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với các trường hợp cụ thể hơn. Đồng thời, khoản 14 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, quy định bổ sung thêm thuế suất ưu đãi cho doanh nghiệp: “3a. Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” Như vậy, căn cứ vào quy định trên, nếu công ty thực hiện hoạt động chế biến nông sản thực phẩm sẽ áp dụng mức thuế suất là 20%. Trường hợp, công ty hoạt động chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản thì được áp dụng thuế suất 15%. Do đó, cần xác định rõ hoạt động chế biến hiện nay của công ty mình thuộc trường hợp nào để áp dụng thuế suất. Ví dụ như: Công ty thực hiện hoạt động thu mua hạt điều thô về phơi khô; sàng; hấp; cắt tách; sấy khô; bóc vỏ lụa; phân loại; hun trùng; đóng thùng là hoạt động sản xuất chế biến nông sản thì trường hợp này mức thuế áp dụng là 20%.
Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN
Dn thành lập hoạt động ở Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện đang đóng Thuế TNDN mức 20%. DN mới thanh lập năm 2016 thì có dc ưu đãi Thuế TNDN không? Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại phục lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư. Vì vậy, Doanh nghiệp được thành lập ở địa bàn này từ 01/01/2016 trở đi thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Theo đó, được áp dụng thuế suất 17% trong 10 năm kể từ khi có doanh thu. Được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Căn cứ pháp lý: - khoản 3 điều 15, khoản 3 điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP. - Điều 18, 19, 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư này. Cá nhân cho thuê nhà, cho thuê xe mà doanh thu không quá 100 triệu đồng/năm thì không phải kê khai, nộp thuế. Nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC và lệ phí môn bài theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP. - Thuế TNCN là 5% doanh thu, thuế GTGT là 5% doanh thu. - Lệ phí môn bài thì tùy theo mức doanh thu năm: + trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm. + trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm. + trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
Xin hỏi: Tôi muốn thành lập công ty xây dựng để thi công các công trình, Công ty thành lập và thi công tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vậy công ty có được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn không?
Công ty nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì có được ưu đãi thuế TNDN?
Công ty chúng tôi thành lập ngày 2/5/2018, có mua 1 mảnh đất của 1 công ty khác. cả 2 công ty đều nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. ( Công ty kia thành lập đã lâu và hết ưu đãi ). Vậy xin luật sư cho biết Công ty chúng tôi có được ưu đãi thuế TNDN không?
Ưu đãi thuế TNDN của dự án đầu tư tại khu kinh tế?
Khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định: “1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này. ...." Khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định: “1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này)”. Như vậy, dự án đầu tư tại khu kinh tế sẽ được hưởng các ưu đãi như trên.
Từ năm 2017, áp dụng quy định mới về ưu đãi thuế TNDN và thuế TNCN
Đây là một trong những giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp được ban hành kèm theo Dự thảo Nghị quyết dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, áp dụng chính sách ưu đãi về thuế TNDN và thuế TNCN như sau: 1. Thuế TNDN - DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng: áp dụng thuế suất 17% từ 01/01/2017 – 31/12/2020. (Doanh thu này là doanh thu của năm trước liền kề) - DN khởi nghiệp: áp dụng thuế suất 17% từ 01/01/2017 – 31/12/2020. (Tiêu chí xác định DN khởi nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ) Lưu ý: thuế suất ưu đãi này không áp dụng đối với: + Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ nhà ở xã hội quy định tại Luật thuế TNDN), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. + Thu nhập từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ khai thác khoáng sản. + Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. + Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. - DN có lãi từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản): được bù trừ với lỗ từ sản xuất, kinh doanh (trừ trường hợp thu nhập từ sản xuất, kinh doanh của DN đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN) từ 01/01/2017 – 31/12/2020. - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới cung cấp dịch vụ phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ ngày 01/01/2017 – 31/12/2020. - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước đã bán cho người đang thuê, bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo Luật nhà ở: áp dụng thuế suất 10% từ 01/01/2017 – 31/12/2020. DN phải hạch toán riêng thu nhập của từng dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để làm căn cứ hưởng ưu đãi thuế. Danh mục các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu Nhà nước đã bán cho người đang thuê được UBND cấp tỉnh lập, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. 2. Thuế TNCN Giảm 50% thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản từ 01/01/2017 – 31/12/2020. Đồng thời, Nghị quyết này cũng có chính sách xóa nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với người nộp thuế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh - Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với DN, tổ chức thực tế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh trước 01/01/2014 và khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với DN, tổ chức thực tế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh trong giai đoạn từ 01/01/2014 – 31/12/2015. - Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh trước 01/01/2014 và khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh trong giai đoạn từ 01/01/2014 – 31/12/2015. Mời các bạn xem thêm tại Dự thảo Nghị quyết quy định giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Mở rộng ưu đãi thuế TNDN với hoạt động bảo vệ môi trường
Với mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển nhưng phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể: Chi phí hoạt động bảo vệ môi trường được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN gồm: - Chi phí quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. - Chi phí sản xuất và phổ biến các thể loại phim, chương trình truyền hình, phóng sự khoa học về bảo vệ môi trường. - Chi phí thực hiện việc cung cấp miễn phí các dụng cụ cho người dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt, sản phẩm thải bỏ tại nguồn của tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã có dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường. Các chi phí này phải đảm bảo đáp ứng 2 điều kiện sau: - Phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật. - Nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Mức ưu đãi về thuế TNDN - Về thuế suất: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm. Trường hợp dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực môi trường theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư. - Về miễn, giảm thuế: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định được miễn thuế 04 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp, trong kỳ tính thuế đầu tiên có thu nhập chịu thuế mà dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định. - Về thời gian áp dụng ưu đãi thuế đối với một số dự án cụ thể: Đối với dự án đầu tư mới sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính kể từ khi dự án được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Đối với dự án đầu tư mới sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính kể từ khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam. Đối với dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính kể từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP. Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 230/2009/TT-BTC.
Ưu đãi thuế của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi tại vùng khó khăn?
Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn thuế TNDN theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC nếu thỏa điều kiện tại khoản này. Ngoài ra, theo Điều 19, 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì: Doanh nghiệp ở địa bàn đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng: - Chính sách miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. - Hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Doanh nghiệp ở địa bàn khó khăn được hưởng: - Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với doanh nghiệp có thu nhập từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. - Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi).
Ưu đãi thuế TNDN đối với DN thành lập mới tại địa bàn kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn?
Kính gửi Luật sư xin nhờ Luật sư tư vấn giúp doanh nghiệp tôi về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: - Công ty chúng tôi được thành lập năm 2018 trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. với số vốn đầu tư là 2 tỷ đồng. - Ngành nghề kinh doanh là: + Kinh doanh xăng dầu (là ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật đầu tư số 03/2016/QH14 ngày 01/01/2016). + Khai thác khoáng sản tận thu (Nhận ủy quyền khai thác tận thu của công trình thủy điện). Theo nội dung trên chúng tôi nhờ Luật sư tư vấn là doanh nghiệp chúng tôi có được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp không. Thuế suất ưu đãi, Thời gian ưu đãi, miễn giảm thuế như thế nào và hồ sơ, thủ tục là gì. Kính mong Luật sư tư vấn giúp để chúng tôi được rõ. Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP về ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp ô tô. Giả sử Doanh nghiệp A chỉ sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô thì có được hưởng ưu đãi thuế suất này không? Về nội dung này, tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP: “Điều 7b. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô) 1. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô). a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan thực hiện kê khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất 0%. b) Việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện của Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này. 2. Đối tượng áp dụng a) Các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; b) Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô. 3. Điều kiện áp dụng a) Doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau: a.1) Có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp; a.2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu rõ mục tiêu dự án hoặc ngành nghề kinh doanh trong đó có sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác. a.3) Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam. b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp. c) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: c.1) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã nhập khẩu kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực còn tồn kho tại các kỳ ưu đãi trước chuyển sang để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô tại các kỳ ưu đãi sau; không bao gồm nguyên liệu, vật tư, linh kiện đưa vào sử dụng nhưng bị hỏng, bị lỗi) để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô có tên trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp sản phẩm chỉ được lắp ráp đơn thuần với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu-lông, ê-cu, bằng đinh tán và không trải qua quá trình sản xuất, gia công nào để thành sản phẩm hoàn thiện thì không được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô. c.2) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được do doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu. Việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này đáp ứng các quy định tại điểm a, b, c khoản này và các quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều này thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô trong kỳ xét ưu đãi. ..." Theo đó, thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất để phụ vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hỗ trợ cho sản xuất lắp ráp ô tô, đối tượng được hưởng thuế ưu đãi này là các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô. Trường hợp của doanh nghiệp A sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô thì không thuộc trường hợp trên do đó sẽ không được hưởng ưu đãi theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp chế biến thực phẩm được ưu đãi thuế TNDN là 15 hay 20%?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định thuế suất ưu đãi, thuế suất 20% trong thời gian mười năm áp dụng đối thu nhập của doanh nghiệp trong trường hợp cụ thể. Theo đó, quy định trên được hướng dẫn bởi khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với các trường hợp cụ thể hơn. Đồng thời, khoản 14 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, quy định bổ sung thêm thuế suất ưu đãi cho doanh nghiệp: “3a. Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” Như vậy, căn cứ vào quy định trên, nếu công ty thực hiện hoạt động chế biến nông sản thực phẩm sẽ áp dụng mức thuế suất là 20%. Trường hợp, công ty hoạt động chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản thì được áp dụng thuế suất 15%. Do đó, cần xác định rõ hoạt động chế biến hiện nay của công ty mình thuộc trường hợp nào để áp dụng thuế suất. Ví dụ như: Công ty thực hiện hoạt động thu mua hạt điều thô về phơi khô; sàng; hấp; cắt tách; sấy khô; bóc vỏ lụa; phân loại; hun trùng; đóng thùng là hoạt động sản xuất chế biến nông sản thì trường hợp này mức thuế áp dụng là 20%.
Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN
Dn thành lập hoạt động ở Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện đang đóng Thuế TNDN mức 20%. DN mới thanh lập năm 2016 thì có dc ưu đãi Thuế TNDN không? Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại phục lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư. Vì vậy, Doanh nghiệp được thành lập ở địa bàn này từ 01/01/2016 trở đi thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Theo đó, được áp dụng thuế suất 17% trong 10 năm kể từ khi có doanh thu. Được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Căn cứ pháp lý: - khoản 3 điều 15, khoản 3 điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP. - Điều 18, 19, 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư này. Cá nhân cho thuê nhà, cho thuê xe mà doanh thu không quá 100 triệu đồng/năm thì không phải kê khai, nộp thuế. Nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC và lệ phí môn bài theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP. - Thuế TNCN là 5% doanh thu, thuế GTGT là 5% doanh thu. - Lệ phí môn bài thì tùy theo mức doanh thu năm: + trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm. + trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm. + trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
Xin hỏi: Tôi muốn thành lập công ty xây dựng để thi công các công trình, Công ty thành lập và thi công tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vậy công ty có được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn không?
Công ty nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì có được ưu đãi thuế TNDN?
Công ty chúng tôi thành lập ngày 2/5/2018, có mua 1 mảnh đất của 1 công ty khác. cả 2 công ty đều nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. ( Công ty kia thành lập đã lâu và hết ưu đãi ). Vậy xin luật sư cho biết Công ty chúng tôi có được ưu đãi thuế TNDN không?
Ưu đãi thuế TNDN của dự án đầu tư tại khu kinh tế?
Khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định: “1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này. ...." Khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định: “1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này)”. Như vậy, dự án đầu tư tại khu kinh tế sẽ được hưởng các ưu đãi như trên.
Từ năm 2017, áp dụng quy định mới về ưu đãi thuế TNDN và thuế TNCN
Đây là một trong những giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp được ban hành kèm theo Dự thảo Nghị quyết dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, áp dụng chính sách ưu đãi về thuế TNDN và thuế TNCN như sau: 1. Thuế TNDN - DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng: áp dụng thuế suất 17% từ 01/01/2017 – 31/12/2020. (Doanh thu này là doanh thu của năm trước liền kề) - DN khởi nghiệp: áp dụng thuế suất 17% từ 01/01/2017 – 31/12/2020. (Tiêu chí xác định DN khởi nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ) Lưu ý: thuế suất ưu đãi này không áp dụng đối với: + Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ nhà ở xã hội quy định tại Luật thuế TNDN), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. + Thu nhập từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ khai thác khoáng sản. + Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. + Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. - DN có lãi từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản): được bù trừ với lỗ từ sản xuất, kinh doanh (trừ trường hợp thu nhập từ sản xuất, kinh doanh của DN đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN) từ 01/01/2017 – 31/12/2020. - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới cung cấp dịch vụ phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ ngày 01/01/2017 – 31/12/2020. - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước đã bán cho người đang thuê, bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo Luật nhà ở: áp dụng thuế suất 10% từ 01/01/2017 – 31/12/2020. DN phải hạch toán riêng thu nhập của từng dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để làm căn cứ hưởng ưu đãi thuế. Danh mục các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu Nhà nước đã bán cho người đang thuê được UBND cấp tỉnh lập, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. 2. Thuế TNCN Giảm 50% thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản từ 01/01/2017 – 31/12/2020. Đồng thời, Nghị quyết này cũng có chính sách xóa nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với người nộp thuế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh - Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với DN, tổ chức thực tế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh trước 01/01/2014 và khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với DN, tổ chức thực tế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh trong giai đoạn từ 01/01/2014 – 31/12/2015. - Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh trước 01/01/2014 và khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh trong giai đoạn từ 01/01/2014 – 31/12/2015. Mời các bạn xem thêm tại Dự thảo Nghị quyết quy định giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Mở rộng ưu đãi thuế TNDN với hoạt động bảo vệ môi trường
Với mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển nhưng phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể: Chi phí hoạt động bảo vệ môi trường được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN gồm: - Chi phí quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. - Chi phí sản xuất và phổ biến các thể loại phim, chương trình truyền hình, phóng sự khoa học về bảo vệ môi trường. - Chi phí thực hiện việc cung cấp miễn phí các dụng cụ cho người dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt, sản phẩm thải bỏ tại nguồn của tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã có dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường. Các chi phí này phải đảm bảo đáp ứng 2 điều kiện sau: - Phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật. - Nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Mức ưu đãi về thuế TNDN - Về thuế suất: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm. Trường hợp dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực môi trường theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư. - Về miễn, giảm thuế: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định được miễn thuế 04 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp, trong kỳ tính thuế đầu tiên có thu nhập chịu thuế mà dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định. - Về thời gian áp dụng ưu đãi thuế đối với một số dự án cụ thể: Đối với dự án đầu tư mới sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính kể từ khi dự án được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Đối với dự án đầu tư mới sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính kể từ khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam. Đối với dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính kể từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP. Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 230/2009/TT-BTC.